Sử dụng thuốc tiêu sợi huyết trong Đột quỵ thiếu máu não cấp
  1. Home
  2. Cấp cứu
  3. Sử dụng thuốc tiêu sợi huyết trong Đột quỵ thiếu máu não cấp
Lê Đức Thọ Lê Đức Thọ 3 năm trước

Sử dụng thuốc tiêu sợi huyết trong Đột quỵ thiếu máu não cấp

1. Bằng chứng lâm sàng

Một phân tích tổng hợp năm 2014 đánh giá từ 6756 bệnh nhân (bao gồm hơn 1700 người trên 80 tuổi) đột quỵ thiếu máu não cấp tính được sử dụng alteplase so với nhóm chứng trong các thử nghiệm NINDS, ATLANTIS, ECASS (1, 2 và 3), thử nghiệm EPITHET và IST-3. Kết cục đánh giá  bệnh nhân sau ba hoặc sáu tháng  được xác định bằng thang điểm Rankin đã sửa đổi là 0 hoặc 1 (nghĩa là không có khuyết tật đáng kể). Các kết quả sau đây đã được báo cáo:

  • Điều trị trong vòng 3h kể từ khi khởi phát đột quỵ, alteplase cho kết quả tốt trong 33%, so với 23% ở nhóm chứng (OR: 1,75, 95% CI: 1,35-2,27).
  • Đối với điều trị từ 3 đến 4,5h, tỷ lệ có kết quả tốt trong nhóm alteplase và nhóm chứng là 35% và 30% (OR: 1,26, 95% CI: 1,05-1,51).
  • Đối với điều trị sau 4,5h, tỷ lệ có kết quả tốt trong nhóm alteplase và nhóm chứng là 33 % và 31 % (OR:  1,15, 95% CI: 0,95-1,40).
  • Lợi ích của alteplase là tương tự nhau bất kể tuổi bệnh nhân hay mức độ nặng của đột quỵ.
  • Alteplase làm tăng nguy cơ xuất huyết nội sọ có triệu chứng (6,8%, so với 1,3% đối với nhóm chứng, OR: 5,55, 95% CI: 4,01-7,70).
  • Tử vong sau 90 ngày cao hơn một chút ở nhóm alteplase (17,9%, so với 16,5% ở nhóm đối chứng, OR: 1,11, 95% CI: 0,99-1,25).

2. Liều dùng

– Alteplase: Tổng liều: 0,9 mg/kg (liều tối đa 90 mg)

  • Bệnh nhân < 100 kg: Liều nạp bolus 0,09 mg/kg (10% của 0,9 mg/kg), sau đó 0,81 mg/kg (90% của 0,9 mg/kg) truyền tĩnh mạch trong 60 phút.
  • Bệnh nhân ≥ 100 kg: Liều nạp bolus 9 mg (10% của 90 mg),  sau đó 81 mg (90% của 90 mg) truyền tĩnh mạch trong 60 phút.

3. Theo dõi

  • Tất cả các bệnh nhân được điều trị bằng alteplase cần theo dõi tại đơn vị hồi sức tích cực trong ít nhất 24h.
  • Cần loại trừ xuất huyết nội sọ ở bất kỳ bệnh nhân nào có triệu chứng suy giảm ý thức, đau đầu, buồn nôn và nôn hoặc tăng huyết áp đột ngột sau khi điều trị tiêu sợi huyết, đặc biệt là trong 24h đầu điều trị .
  • Các biện pháp quan trọng trong 24h đầu điều trị alteplase bao gồm:
  • Cần kiểm tra các dấu hiệu sinh tồn và tình trạng thần kinh sau mỗi 15 phút trong 2h đầu, sau đó cứ sau 30 phút trong 6h tiếp theo sau đó cứ sau 60 phút cho đến khi 24h kể từ khi bắt đầu điều trị alteplase.
  • Huyết áp phải được duy trì không quá 180/105 mmHg trong 24h đầu tiên.
  • Thuốc chống đông như heparin, warfarin hoặc các loại thuốc kháng kết tập tiểu cầu không nên dùng ít nhất 24h sau khi truyền alteplase.
  • Nên chụp CT não (hoặc MRI) 24h sau khi bắt đầu sử dụng alteplase, trước khi bắt đầu điều trị bằng thuốc kháng kết tập tiểu cầu hoặc thuốc chống đông máu.

4. Biến chứng và xử trí

Biến chứng nguy hiểm của điều trị tiêu sợi huyết là xuất huyết nội sọ có triệu chứng. Chảy máu toàn thân và phù mạch là những biến chứng khác có thể xảy ra.

– Xuất huyết nội sọ: Xuất huyết nội sọ nên nghi ngờ ở bất kỳ bệnh nhân nào bị suy giảm chức năng thần kinh đột ngột, giảm ý thức, đau đầu, buồn nôn và nôn hoặc tăng huyết áp đột ngột sau khi điều trị tiêu sợi huyết, đặc biệt là 24h đầu điều trị. Ở những bệnh nhân nghi ngờ xuất huyết nội sọ, cần ngừng truyền alteplase và chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ sọ não. Các biện pháp điều trị cho xuất huyết nội sọ liên quan đến điều trị alteplase chưa được chứng minh hiệu quả tuyệt đối nhưng sử dụng các tác nhân để đảo ngược tác dụng của điều trị tiêu sợi huyết là cần thiết:

  • Cryoprecipitate: 10 đơn vị ngay lập tức (truyền trong vòng 10 đến 30 phút) và nhiều hơn nếu cần để đạt được mức fibrinogen huyết thanh từ 150 đến 200 mg /dL.
  • Thuốc chống tiêu sợi huyết: acid aminocaproic truyền tĩnh mạch 4 – 5 g trong giờ đầu tiên, sau đó là 1 g/h trong 8h cho đến khi chảy máu được kiểm soát hoặc acid tranexamic 10 – 15 mg/kg truyền tĩnh mạch trong vòng 10 đến 20 phút.
  • Phức hợp prothrombin như một liệu pháp bổ trợ đối với bệnh nhân dùng warfarin trước khi điều trị alteplase.
  • Huyết tương tươi đông lạnh như một liệu pháp bổ trợ cho bệnh nhân dùng warfarin trước khi điều trị alteplase nếu không sẵn có phức hợp prothrombin.
  • Vitamin K là liệu pháp bổ trợ cho bệnh nhân dùng warfarin trước khi điều trị bằng alteplase.
  • Truyền khối tiểu cầu cho bệnh nhân giảm tiểu cầu (số lượng tiểu cầu < 100000/µL). Ở những bệnh nhân sử dụng heparin không phân đoạn vì bất kỳ lý do gì, cần tiêm 1 mg protamine cho mỗi 100 đơn vị heparin trong 4h trước đó.
  • Ngoài ra, yếu tố tái tổ hợp VIIa cũng là biện pháp hỗ trợ cầm máu.

Hội chẩn cấp cứu chuyên khoa phẫu thuật thần kinh và huyết học cho bệnh nhân xuất huyết nội sọ có triệu chứng liên quan đến alteplase. Điều trị hỗ trợ bao gồm kiểm soát huyết áp, áp lực nội sọ, áp lực tưới máu não và kiểm soát đường máu.

– Chảy máu toàn thân: Chảy máu toàn thân nhẹ thường xảy ra ở các vị trí đặt ống thông tĩnh mạch, chảy máu niêm mạc miệng. Những biến chứng này thường không cần phải ngừng điều trị. Chảy máu nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như xuất huyết tiêu hóa hoặc đường tiết niệu sinh dục, có thể phải ngừng sử dụng alteplase tùy thuộc vào độ nặng của chảy máu. Đôi khi, bệnh nhân đột quỵ não sau nhồi máu cơ tim có thể bị chảy máu khoang màng ngoài tim, dẫn đến ép tim cấp. Do đó, bệnh nhân tụt huyết áp sau khi dùng alteplase nên được đánh giá bằng siêu âm tim cấp.

– Phù mạch: xảy ra trong 1-8 % bệnh nhân đột quỵ được điều trị bằng alteplase và thường là nhẹ, thoáng qua. Phù mạch nghiêm trọng rất hiếm gặp nhưng cần xử trí cấp cứu nếu xảy ra.

  • Kiểm soát đường thở: đặt nội khí quản hoặc mở khí quản cấp nếu cần.
  • Ngừng truyền alteplase.
  • Thuốc:

Methylprednisolone 125 mg tiêm tĩnh mạch.

Diphenhydramine 50 mg tiêm tĩnh mạch.

Ranitidine 50 mg hoặc famotidine 20 mg tiêm tĩnh mạch.

Epinephrine (0,1%) 0,3 mL tiêm dưới da hoặc 0,5 mL khí dung.

22 lượt xem | 0 bình luận
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar

Cloud
# a12# ACC2024# acs# adrelanine# Alteplase# Bác sĩ A.I# Bác sĩ tim mạch phía bắc# Bệnh mạch vành# bifurcation# bộ y tế# Bs Phạm Ngọc Minh# BV Thống nhất# c24# Can thiệp động mạch vanh# Cấp cứu# cấp cứu ở gia đình# case cấp cứu# câu hỏi tim mạch# ccs# CCU# Chỉnh liều thuốc# Chỉnh liều thuốc kháng sinh# chọc mạch# Chóng mặt# chữ viết tắt# chụp mạch vành# có thai# cơ tim# Core Radiology# cpr# crp# đặc xương lan tỏa# đau lưng# đau ngực# dị vật đường thở# dịch# dịch màng ngoài tim# dicom# điện giải# điện giật# Điện tim# dopamin# Đột quỵ# đuối nước# ecg# ecg ami# gẫy chân# gãy tay# giải phẫu# Gs Nguyễn Đức Công# Hạ đường huyết# heparin# hình ảnh y khoa# ho# hội chứng vành cấp# hội chứng vành mạn# hồi sinh tim phổi# hút huyết khối# iabp# ivus# j-cto# khám sức khoẻ# kháng sinh# khóa 10# khúc mắc về tim mạch# kissing balloon# lâm sàng tim mạch# liệt# Loãng xương# lọc máu# lỗi cấp cứu# mặt cắt siêu âm tim# mẹo can thiệp mạch vành# minoca# ngộ độc# ngưng thở khi ngủ# ngưng tim# người cao tuổi# nhi khoa# nhồi máu# nhồi máu cơ tim# nmct# nstemi# oct# orsiro# pci# PGS TS Trần Kim Trang# phác đồ# phân tích biểu đồ# phụ nữ mang thai# Pocket Atlas of Echocardiography# protamine# protocol# Provisional stenting# quy trình# Reteplase# Sách Lâm sàng tim mạch# sách tim mạch can thiệp# Sách Tim mạch can thiệp nâng cao trong thực hành lâm sàng# score2# seldinger# Siêu âm mạch máu# Siêu âm tim# sơ cấp cứu ban đầu# sốc# stemi# suy gan# suy thận# suy tim# t stent# tái cực sớm# Tăng áp lực thẩm thấu# tăng huyết áp# tavi# Tenecteplase# Thở máy# thông tư liên tịch# THS. BS HỒ HOÀNG KIM# Ths.BS Phạm Hoàng Thiên# thủ thuật# thủ thuật tin học# thuốc cấp cứu# Thuốc tim mạch# tiêu sợi huyết# Tim mạch# tim mạch can thiệp# tĩnh mạch dưới đòn# tmct2# Ts Hoàng Anh Tuấn# vết thương# viêm màng ngoài tim