Phân tích sóng điện não đồ EEG
  1. Home
  2. Cấp cứu
  3. Phân tích sóng điện não đồ EEG
Lê Đức Thọ Lê Đức Thọ 2 năm trước

Phân tích sóng điện não đồ EEG

Fig. 11.2

Câu hỏi

1. Hình. 11.1 thể hiện điều gì? Mô tả đặc điểm của các dạng sóng EEG khác nhau.

2. Mô tả các kênh (Channel) và nhãn (label) của chúng.

3. Xác định 1 số dạng sóng ưu thế thấy ở Fig. 11.1.

4. Fig. 11.2 cho thấy điều gì? Vai trò của dạng sóng EEG với bác sĩ gây mê?

1.

Đây là bản ghi 2 bên, nhiều channel ghi EEG, hiển thị dạng sóng bình thường. tín hiệu EEG xuất phát từ tế bào tháp của vỏ não. Mỗi điện cực EEG có thể bắt được hoạt động điện của 1 ô vuông vỏ não. Vì lý do này, nhiều điện cực ghi đồng thời 1 số channel sẽ cùng ghi 1 hoạt động điện của não. Tín hiệu EEG được 4 phân loại thành 4 dải tần số. Gồm alpha (813 Hz), beta (>13 Hz), theta (47 Hz), và delta (<4 Hz) [1]. ở người không gây mê, EEG bình thường thể hiện 1 trong 4 dạng sóng này. Tuy nhiên, vị trí ghi (vd ghi ở sau hoặc trước), tuổi của bệnh nhân, và tình trạng ý thức là các yếu tố quan trọng xác định các dải tần số cho biết EEG có bình thường hay không

2.

Điện cực EEG đặt chính xác vào các vị trí xác định chuẩn. phương pháp thường dùng nhất gồm 1020 hệ thống gồm 21 điện cực. Đa số điện cực được dán nhãn bởi 1 chữ cái sau đó là 1 số. Chữ cái chỉ vị trí ở xương sọ: trán (f), thái dương (P), trước trán (Fp), thái dương (T), đỉnh (O), và trung tâm (c). Các điện cực nhĩ (a) thường dùng làm điểm tham chiếu. số chăn và lẻ đi sau để chỉ vị trí bên phải hay trái tương ứng. Số càng nhỏ, vị trí điện cực càng gần đường giữa. Điện cực đường giữa có ký hiệu “z” trước con số (e.g., Fz là điện cực phía trước đường giữa). Các ký hiệu của các kênh riêng lẻ thể hiện điện cực hoạt động theo sau là điện cực tham chiếu. Nếu cả 2 đều là điện cực hoạt động, đó là lưỡng cực (e.g., Fp1-F7). Ở hình trên cùng, có 20 channel sắp xếp theo kiểu sau: 5 ở bán cầu trái (bắt đầu Fp1-F7), 5 ở bán cầu phải (Fp2-F8), 4 ở bán cầu não phải (Fp1-F3), 4 ở bán cầu não phải (Fp2-F4), và 2 ở đường giữa (Fz-Cz và Cz-Pz). Ngoài ra còn 1 chuyển đạo EKG (để loại trừ nhiễu) và 2 điện cực hốc mắt để đánh giá yếu tố đóng/mở mắt

3.

Các tần số sóng beta và alpha chiếm ưu thế ở hình. 11.1. các đường thẳng đứng trong khoảng 1s rất quan trọng để xác định tần số. Ở channel trán (e.g., Fp1-F7), các sóng có điện thế thấp thường lớn hơn 13 Hz (i.e., hơn 13 sóng nhỏ giữa 2 đường dọc). đây là các sóng beta. Mặt khác, ở các channel phía sau (e.g., T5-O1) hiển thị các sóng ưu thế với điện thế cao tần số từ 813 Hz. Điện cực ở ổ mắt (2 channel cuối) ở gần mắt. Đây là dạng bình thường (i.e., các sóng alpha ở channel sau) ở người khỏe mạnh, đang tỉnh mà mắt nhắm. Có sự đối xứng giữa các channel giữa 2 bán cầu trái và phải. Do đó, đây là EEG bình thường.

4.

Figure 11.2 cho thấy các hoạt động rời rạc với sóng đẳng điện, thường gọi là dạng bùng nổ- ức chế. Có thể gặp sau dùng liều cao thuốc mê (i.e., do thày thuốc) hoặc do quá trình bệnh lý. Các thuốc bốc hơi (e.g., isoflurane, sevo- flurane) có thể gây dạng bùng nổ – ức chế ở liều cao hơn khoảng 1.3 MAC [2]. Tuy nhiên, ở bệnh nhân cao tuổi hoặc bệnh nhân có bệnh hệ thống nặng kèm theo, dạng bùng nổ – ức chế có thể gặp quang ngưỡng 1 MAC (chỉnh liều) [3]. Trong số các thuốc mê tĩnh mạch barbiturates, propofol, và etomidate có thể dẫn tới dạng sóng bùng nổ- ức chế với nồng độ thuốc cao trong huyết tương. Dạng này có thể vô tình quan sát thấy trong 1 thời gian ngắn khi gây mê. Tuy nhiên nó có thể cần chú ý đặc biệt nếu cần bảo vệ não trong quá trình mổ vì nguy cơ thiếu máu cục bộ não, 1 ví dụ là khi kẹp phình mạch não. Thường phải truyền liên tục  pentobarbital. Dạng sóng bùng nổ – ức chế thứ phát sau đó thường đáng ngại và gặp ở những bệnh nhân nguy kịch với tình trạng thiếu oxy và tụt huyết áp [4].

References

1. Purdon PL, Sampson A, Pavone KJ, Brown EN. Clinical electroencephalography for anesthe- siologists: part I: background and basic signatures. Anesthesiology. 2015;123(4):93760. doi:10.1097/ALN.0000000000000841.

2. Pilge S, Jordan D, Kreuzer M, Kochs EF, Schneider G. Burst suppression-MAC and burst suppression-CP50 as measures of cerebral effects of anaesthetics. Br J Anaesth. 2014;112(6):106774. doi:10.1093/bja/aeu016.

3. Purdon PL, Pavone KJ, Akeju O, et al. The ageing brain: age-dependent changes in the electro- encephalogram during propofol and sevoflurane general anaesthesia. Hemmings HC, ed. Br   J Anaesth. 2015;115(Suppl 1):i4657. doi:10.1093/bja/aev213.

4. Myles PS, Daly D, Silvers A, Cairo S. Prediction of neurological outcome using bispectral index monitoring in patients with severe ischemic-hypoxic brain injury undergoing emergency surgery. Anesthesiology. 2009;110(5):110615. doi:10.1097/ALN.0b013e31819daef6.

254 lượt xem | 0 bình luận
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar

Cloud
# a12# ACC2024# acs# adrelanine# Alteplase# Bác sĩ A.I# Bác sĩ tim mạch phía bắc# Bệnh mạch vành# bifurcation# bộ y tế# Bs Phạm Ngọc Minh# BV Thống nhất# c24# Can thiệp động mạch vanh# Cấp cứu# cấp cứu ở gia đình# case cấp cứu# câu hỏi tim mạch# ccs# CCU# Chỉnh liều thuốc# Chỉnh liều thuốc kháng sinh# chọc mạch# Chóng mặt# chữ viết tắt# chụp mạch vành# có thai# cơ tim# Core Radiology# cpr# crp# đặc xương lan tỏa# đau lưng# đau ngực# dị vật đường thở# dịch# dịch màng ngoài tim# dicom# điện giải# điện giật# Điện tim# dopamin# Đột quỵ# đuối nước# ecg# ecg ami# gẫy chân# gãy tay# giải phẫu# Gs Nguyễn Đức Công# Hạ đường huyết# heparin# hình ảnh y khoa# ho# hội chứng vành cấp# hội chứng vành mạn# hồi sinh tim phổi# hút huyết khối# iabp# ivus# j-cto# khám sức khoẻ# kháng sinh# khóa 10# khúc mắc về tim mạch# kissing balloon# lâm sàng tim mạch# liệt# Loãng xương# lọc máu# lỗi cấp cứu# mặt cắt siêu âm tim# mẹo can thiệp mạch vành# minoca# ngộ độc# ngưng thở khi ngủ# ngưng tim# người cao tuổi# nhi khoa# nhồi máu# nhồi máu cơ tim# nmct# nstemi# oct# orsiro# pci# PGS TS Trần Kim Trang# phác đồ# phân tích biểu đồ# phụ nữ mang thai# Pocket Atlas of Echocardiography# protamine# protocol# Provisional stenting# quy trình# Reteplase# Sách Lâm sàng tim mạch# sách tim mạch can thiệp# Sách Tim mạch can thiệp nâng cao trong thực hành lâm sàng# score2# seldinger# Siêu âm mạch máu# Siêu âm tim# sơ cấp cứu ban đầu# sốc# stemi# suy gan# suy thận# suy tim# t stent# tái cực sớm# Tăng áp lực thẩm thấu# tăng huyết áp# tavi# Tenecteplase# Thở máy# thông tư liên tịch# THS. BS HỒ HOÀNG KIM# Ths.BS Phạm Hoàng Thiên# thủ thuật# thủ thuật tin học# thuốc cấp cứu# Thuốc tim mạch# tiêu sợi huyết# Tim mạch# tim mạch can thiệp# tĩnh mạch dưới đòn# tmct2# Ts Hoàng Anh Tuấn# vết thương# viêm màng ngoài tim