Phân tích ECG V
  1. Home
  2. Cấp cứu
  3. Phân tích ECG V
Lê Đức Thọ Lê Đức Thọ 2 năm trước

Phân tích ECG V

Madhumani Rupasinghe

Bệnh nhân nam 68 tuổi tiền sử THA và tiểu đường đang dùng ACEi và insulin vào làm cầu tay lọc máu. Ông mệt mỏi và buồn nôn. ECG dạng dưới đây

Fig. 21.1 12-lead ECG

1. ECG bạn đọc là gì?

2. Yếu tố nào góp phần tình trạng này?

3. Làm thế nào bạn xử trí chính xác tình huống này?

4. Rủi ro khi gây mê cho bệnh nhân có ECG như này?

Trả lời

1. Lâm sàng và ECG gợi ý tăng kali máu. Tăng kali định nghĩa khi nồng độ kali >5.5 mEq/L. tăng kali mức độ vừa khi >6.0 mEq/L, và nặng khí >7.0 mE/L. Các dấu hiệu khi tăng kali >5.5 mEq/L [1]

T peak

Kali >6.0 mEq/L

P rộng ra rồi biến mất

PR kéo dài

QT ngắn lại

 Kali >7.0 mEq/L

ST chênh (giả nmct)

Block dẫn truyền

QRS rộng, tiến triển dạng sóng sin và vô tâm thu

2. Nguyên nhân thường gặp gây tăng kali máu: đầu vào quá mức: uống hoặc truyền tĩnh mạch, muối kali, truyền máu. Giảm bài tiết như bệnh thận ở người tiểu đường, suy thận, CHF, suy thượng thận, lupus, do thuốc như ACE inhibitors, NSAIDs, và lợi tiểu. hoặc di chuyển từ nội bào ra ngoại bào như trong tiêu cơ vân, tăng thân nhiệt ác tính (MH), ly giải u, dùng succinylcholine, thiếu insulin, hoặc toan cấp. Giả tăng kali như truyền máu hoặc lỗi xét nghiệm [2]

3. Ổn định màng tế bào cơ tim bằng cách dùng calci. Đưa kali ngoại bào vào trong tế bào bằng insulin và glucose, chủ vận beta (albuterol), hoặc natri. Thái kali ra ngoài bằng lợi tiểu quai hoặc lọc máu. Có thể dùng Sodium polystyrene sulfonate (kayexalate) trong trường hợp không cấp cứu [3].

4. Tăng kali làm thay đổi dẫn truyền cơ tim, tăng tính tự động và tái cực. Sử dụng succinylcholine có thể nguy hiểm do tăng kali. Ảnh hưởng của tăng kali nguy hiểm hơn khi có giảm thông khí và nhiễm toan, kali sẽ nên để ngưỡng thấp hơn trước mổ, mặt khác tăng kali sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện PVC, VT, VF và ngưng tim.

References

1. Montague BT, Ouellette JR, Buller GK. Retrospective review of the frequency of ECG changes in hyperkalemia. Clin J Am Soc Nephrol. 2008;3(2):32430. doi:10.2215/CJN.04611007.

2. Evans KJ, Greenberg A. Hyperkalemia: a review. J Intensive Care Med. 2005;20(5):27290. PMID:16145218.

1 lượt xem | 0 bình luận
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar

Cloud
# a12# ACC2024# acs# adrelanine# Alteplase# Bác sĩ A.I# Bác sĩ tim mạch phía bắc# Bệnh mạch vành# bifurcation# bộ y tế# Bs Phạm Ngọc Minh# BV Thống nhất# c24# Can thiệp động mạch vanh# Cấp cứu# cấp cứu ở gia đình# case cấp cứu# câu hỏi tim mạch# ccs# CCU# Chỉnh liều thuốc# Chỉnh liều thuốc kháng sinh# chọc mạch# Chóng mặt# chữ viết tắt# chụp mạch vành# có thai# cơ tim# Core Radiology# cpr# crp# đặc xương lan tỏa# đau lưng# đau ngực# dị vật đường thở# dịch# dịch màng ngoài tim# dicom# điện giải# điện giật# Điện tim# dopamin# Đột quỵ# đuối nước# ecg# ecg ami# gẫy chân# gãy tay# giải phẫu# Gs Nguyễn Đức Công# Hạ đường huyết# heparin# hình ảnh y khoa# ho# hội chứng vành cấp# hội chứng vành mạn# hồi sinh tim phổi# hút huyết khối# iabp# ivus# j-cto# khám sức khoẻ# kháng sinh# khóa 10# khúc mắc về tim mạch# kissing balloon# lâm sàng tim mạch# liệt# Loãng xương# lọc máu# lỗi cấp cứu# mặt cắt siêu âm tim# mẹo can thiệp mạch vành# minoca# ngộ độc# ngưng thở khi ngủ# ngưng tim# người cao tuổi# nhi khoa# nhồi máu# nhồi máu cơ tim# nmct# nstemi# oct# orsiro# pci# PGS TS Trần Kim Trang# phác đồ# phân tích biểu đồ# phụ nữ mang thai# Pocket Atlas of Echocardiography# protamine# protocol# Provisional stenting# quy trình# Reteplase# Sách Lâm sàng tim mạch# sách tim mạch can thiệp# Sách Tim mạch can thiệp nâng cao trong thực hành lâm sàng# score2# seldinger# Siêu âm mạch máu# Siêu âm tim# sơ cấp cứu ban đầu# sốc# stemi# suy gan# suy thận# suy tim# t stent# tái cực sớm# Tăng áp lực thẩm thấu# tăng huyết áp# tavi# Tenecteplase# Thở máy# thông tư liên tịch# THS. BS HỒ HOÀNG KIM# Ths.BS Phạm Hoàng Thiên# thủ thuật# thủ thuật tin học# thuốc cấp cứu# Thuốc tim mạch# tiêu sợi huyết# Tim mạch# tim mạch can thiệp# tĩnh mạch dưới đòn# tmct2# Ts Hoàng Anh Tuấn# vết thương# viêm màng ngoài tim