Kháng sinh truyền kéo dài hoặc liên tục
  1. Home
  2. Thuốc
  3. Kháng sinh truyền kéo dài hoặc liên tục
Lê Đức Thọ Lê Đức Thọ 2 năm trước

Kháng sinh truyền kéo dài hoặc liên tục

GIỚI THIỆU

Sự ổn định  của kháng sinh là mối quan tâm. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ ổn định bao gồm: nồng độ thuốc, dung dịch pha loãng truyền tĩnh mạch (vd: NaCL 0.9%, Glucose 5%), loại thiết bị truyền dịch, và nhiệt độ bảo quản. Máy bơm di động đeo gần cơ thể khiến thuốc kháng sinh tiếp xúc với nhiệt độ gần với cơ thể (37 độ C) hơn nhiệt độ phòng (25 độ C). Carbapenems đặc biệt không ổn định và có thể phải bọc bơm truyền trong túi lạnh hoặc thay túi hoặc hộp truyền dịch thường xuyên.

Một phân tích tổng hợp của các nghiên cứu quan sát cho thấy tỷ lệ tử vong ở những bệnh nhân được điều trị bằng truyền carbapenems hoặc piperacillin-tazobactam (dữ liệu tổng hợp) giảm so với các phác đồ tiêu chuẩn ngắt quãng. Kết quả tương tự đối với các phác đồ kéo dài và liên tục khi được xem xét riêng biệt. Có lợi ích về tử vong với piperacillin-tazobactam nhưng không phải carbapenems. Tỷ lệ tử vong thấp hơn, ít nhất một phần có thể là do môi trường nghiên cứu mang lại sự giám sát chuyên nghiệp chặt chẽ hơn. Mặt khác, một nghiên cứu tiền cứu ngẫu nhiên nhỏ có kiểm soát giữa Pip-Tazo liên tục và ngắt quãng, và meropenem cho thấy tỷ lệ chữa khỏi lâm sàng cao hơn và xu hướng giảm tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân truyền dịch liên tục.


KHÁNG SINH ĐƯỢC LỰA CHỌN

Thuốc/ phương thứcLiều khuyến cáo
Ổn định tối thiểu
Ampicillin-sulbactam
(truyền kéo dài)
9 g (6g Amp + 3 g Sulb) IV trong 4 giờ, mỗi 8 giờ.
37 độ C: trong NaCL 0.9% tại thời điểm 24 giờ: ampicillin 77%, Sulbactam 93%.
25 độ C: 8 giờ (NaCl 0.9%)*.
4 độ C: 48 giờ (NaCl 0.9%)*
*Nồng độ Amp/sul < 30 mg/15 mg mỗi mL)
Cefazolin
(truyền liên tục)
30 mg/kg IV trong 1 giờ (liều khởi đầu), sau đó 80-100 mg/kg (trong 24 giờ) hằng ngày.Liều ở bệnh nhân suy thận: Định lượng nomogram để có nồng độ mục tiêu trong huyết tương ở trạng thái ổn định là 40, 60 hoặc 80 pg /mL theo eGFR.
4 độ C: 72 giờ.
35 độ C: 12 giờ, sau đó 25 độ C: 12 giờ.
Cefepime
(truyền liên tục)
Liều khởi đầu: 15 mg/kg trong 30 phút, bắt đầu ngay sau đó:
Nếu CrCl > 60: 6 g (trong 24 giờ) hằng ngày.
Nếu CrCl 30-60: 4 g (trong 24 giờ) hằng ngày.
Nếu CrCl 11-29: 2 g (trong 24 giờ) hằng ngày.
37 độ C: giờ.
25 độ C: 24 giờ.
4 độ C: ≥ 24 giờ.
Cefiderocol
(truyền kéo dài)
2 g IV trong 3 giờ, mỗi 8 giờ.
25 độ C: 4 giờ.
Ceftazidime
(Truyền liên tục)
Liều khởi đầu: 15 mg/kg trong 30 phút, bắt đầu ngay sau đó:
Nếu CrCl > 50: 6 g (trong 24 giờ) hằng ngày.
Nếu CrCl 31-50: 4 g (trong 24 giờ) hằng ngày.
Nếu CrCl 10-30: 2 g (trong 24 giờ) hằng ngày.
37 độ C: 8 giờ.
25 độ C: 24 giờ.
4 độ C: ≥ 24 giờ.
Doripenem
(Truyền kéo dài)
Nếu CrCl ≥ 50: 500 mg (trong 4 giờ), mỗi 8 giờ.
Nếu CrCl 30-49: 250 mg (trong 4 giờ), mỗi 8 giờ.
Nếu CrCl 10-29: 250 mg (trong 4 giờ), mỗi 12 giờ.
37 độ C: 8 giờ (trong NaCl 0.9%).
25 độ C: 24 giờ (trong NaCl 0.9%).
4 độ C: 24 giờ (trong NaCl 0.9%).
Meropenem
(truyền kéo dài)
Nếu CrCl ≥ 50: 2g (trong 3 giờ), mỗi 8 giờ.
Nếu CrCl 30-49: 1g (trong 3 giờ), mỗi 8 giờ.
Nếu CrCl 10-29: 1g (trong 3 giờ), mỗi 12 giờ.
37 độ C: < 4 giờ.
25 độ C: 4 giờ.
4 độ C: 24 giờ.
Pipe-tazo
(truyền kéo dài)
Liều khởi đầu: 4.5 g trong 30 phút, sau đó 4 giờ sau khi bắt đầu:
Nếu CrCl ≥ 20: 3,375 g (trong 4 giờ), mỗi 8 giờ.
Nếu CrCl < 20: 3,375 g (trong 4 giờ), mỗi 12 giờ.
37 độ C: 24 giờ.
25 độ C: 24 giờ.
4 độ C: không có dữ liệu.
Temocillin(truyền liên tục)Liều khởi đầu: 2g trong 30 phút, bắt đầu ngay sau đó :
Nếu CrCl > 50: 6g (trong 24 giờ) hằng ngày.
Nếu CrCl 31-50: 3g (trong 24 giờ) hằng ngày.
Nếu CrCl 10-30: 1,5g (trong 24 giờ) hằng ngày.
Nếu CrCl < 10: 750mg (trong 24 giờ) hằng ngày.
CVVH: 750mg (trong 24 giờ) hằng ngày.
37 độ C: 24 giờ.
25 độ C: 24 giờ.
Áp dụng cho Temocillin pha loãng 4 mg/48 m.
Vancomycin
(truyền liên tục)
Liều khởi đầu: 15-20 mg/kg (tốc độ 10-15 mg/phút), sau đó 30-40 mg/kg (tối đa 60 mg/kg) trong 24 giờ hằng ngày.Liều điều chỉnh để đạt nồng độ đích 20-25 mcg/mL. Nồng độ cao hơn (30-40 mcg/mL) với liều tích cực hơn làm tăng nguy cơ độc thận. Tính toán AUC24Nồng độ 20-25 mcg/mL tương đương AUC24 480-600 mcg/mL x giờ.
37 độ C: 48 giờ.
25 độ C: 48 giờ.
4 độ C: 58 ngày.
với nồng độ 10 mcg/mL.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Table 10D – Prolonged or continuous infusion dosing of selected antibiotics. Sanford Guide 2022
12 lượt xem | 0 bình luận
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái
Đề xuất cho bạn
Voriconazole

Voriconazole

2 năm trước
Vancomycin

Vancomycin

2 năm trước
Tigecyclin / Tinidazol

Tigecyclin / Tinidazol

2 năm trước
Piperacilin Tazobactam

Piperacilin Tazobactam

2 năm trước

Avatar

Cloud
# a12# ACC2024# acs# adrelanine# Alteplase# Bác sĩ A.I# Bác sĩ tim mạch phía bắc# Bệnh mạch vành# bifurcation# bộ y tế# Bs Phạm Ngọc Minh# BV Thống nhất# c24# Can thiệp động mạch vanh# Cấp cứu# cấp cứu ở gia đình# case cấp cứu# câu hỏi tim mạch# ccs# CCU# Chỉnh liều thuốc# Chỉnh liều thuốc kháng sinh# chọc mạch# Chóng mặt# chữ viết tắt# chụp mạch vành# có thai# cơ tim# Core Radiology# cpr# crp# đặc xương lan tỏa# đau lưng# đau ngực# dị vật đường thở# dịch# dịch màng ngoài tim# dicom# điện giải# điện giật# Điện tim# dopamin# Đột quỵ# đuối nước# ecg# ecg ami# gẫy chân# gãy tay# giải phẫu# Gs Nguyễn Đức Công# Hạ đường huyết# heparin# hình ảnh y khoa# ho# hội chứng vành cấp# hội chứng vành mạn# hồi sinh tim phổi# hút huyết khối# iabp# ivus# j-cto# khám sức khoẻ# kháng sinh# khóa 10# khúc mắc về tim mạch# kissing balloon# lâm sàng tim mạch# liệt# Loãng xương# lọc máu# lỗi cấp cứu# mặt cắt siêu âm tim# mẹo can thiệp mạch vành# minoca# ngộ độc# ngưng thở khi ngủ# ngưng tim# người cao tuổi# nhi khoa# nhồi máu# nhồi máu cơ tim# nmct# nstemi# oct# orsiro# pci# PGS TS Trần Kim Trang# phác đồ# phân tích biểu đồ# phụ nữ mang thai# Pocket Atlas of Echocardiography# protamine# protocol# Provisional stenting# quy trình# Reteplase# Sách Lâm sàng tim mạch# sách tim mạch can thiệp# Sách Tim mạch can thiệp nâng cao trong thực hành lâm sàng# score2# seldinger# Siêu âm mạch máu# Siêu âm tim# sơ cấp cứu ban đầu# sốc# stemi# suy gan# suy thận# suy tim# t stent# tái cực sớm# Tăng áp lực thẩm thấu# tăng huyết áp# tavi# Tenecteplase# Thở máy# thông tư liên tịch# THS. BS HỒ HOÀNG KIM# Ths.BS Phạm Hoàng Thiên# thủ thuật# thủ thuật tin học# thuốc cấp cứu# Thuốc tim mạch# tiêu sợi huyết# Tim mạch# tim mạch can thiệp# tĩnh mạch dưới đòn# tmct2# Ts Hoàng Anh Tuấn# vết thương# viêm màng ngoài tim