Ho ra lượng máu lớn
  1. Home
  2. Cấp cứu
  3. Ho ra lượng máu lớn
Lê Đức Thọ Lê Đức Thọ 3 năm trước

Ho ra lượng máu lớn

Ho ra máu là biểu hiện của bệnh gì?

Trường hợp

Bệnh nhân nam 45 tuổi được đưa thẳng vào phòng cấp cứu vì ho ra lượng lớn máu. Nhân viên vận chuyển cho biết, “Anh ấy không nói được tiếng Anh, vì vậy chúng tôi không biết nhiều về anh ấy. Tôi đoán là anh ấy đã ho ra khoảng 250ml máu trên đường đi. Anh ấy vẫn ổn định, và giờ anh ấy là của bạn…”

Cách tiếp cận của tôi

Gọi giúp đỡ: Hội chẩn ngoại tim mạch- mạch máu, XQ can thiệp và bác sĩ hô hấp.  Thật không may, đây là một trong những tình huống bác sĩ cấp cứu không thể giải quyết một mình. Bệnh nhân sẽ cần ít nhất là soi phế quản, can thiệp mạch vành hoặc phẫu thuật

Bảo vệ bản thân và đồng nghiệp của mình. Mọi người nên đeo khẩu trang hoặc kính tránh bị máu bắn vào mắt

Mắc monitor và lập 2 đường truyền tĩnh mạch. Cho thở oxy không hít khí thở lại nếu có

Điều chỉnh đông máu: chỉ cần 200ml máu có thể lấp đầy cây phế quản, do đó bạn cần kiểm soát tình trạng chảy máu sớm.

– Truyền phức hợp prothrombin (PCC) ngay lập tức nếu bị rối loạn đông máu

– Tranexamic acid 1 gram IV trong 10 phút

– DDAVP 0.3mcg / kg IV nếu có rối loạn tiểu cầu

Kiểm soát đường thở. Báo cho mọi người trong kíp trực rằng tiên lượng đường thở khó khăn. Nói kế hoạch và đảm bảo mọi người hiểu và phối hợp cho tốt

Đánh dấu vị trí mở sụn nhẫn giáp. Chuẩn bị sẵn bộ mở sụn nhẫn giáp

Đặt NKQ trường hợp này còn gây tranh cãi. Tôi thường làm những gì tôi thấy thoải mái nhất và sẽ tiến hành RSI. Những gì tôi sẽ làm là:

– Cho bệnh nhân nằm lên giường, hy vọng máu trôi xuống, không che tầm nhìn của tôi. (1 số khuyến cáo nên để tư thế Trendelenberg nhưng tôi muốn nhìn rõ nhất và đặt thành công ngay lần đầu tiên). Chuẩn bị sẵn máy hút, dùng ống NKQ size lớn nhất tạo điều kiện thuận lợi cho soi phế quản.

– Tôi sẽ bắt đầu soi thanh quản trực tiếp, nếu nhiều máu tôi sẽ gắn máy hút, ETT có thể coi như 1 máy hút cỡ lớn.

Duy trì oxy hóa, nếu vẫn chảy máu và không đảm bảo bão hòa oxy. Hãy đặt NKQ vào phế quản chính phải (Dễ hơn)

Đặt ống vào phế quản chính trái

Lý tưởng là phải có máy soi phế quản ở phòng cấp cứu

Sử dụng đầu cứng của Bougie để hướng đầu ống về phía bên trái

Xác định vị trí chảy máu, có thể can thiệp điện quang nút mạch phế quản hoặc can thiệp phẫu thuật lồng ngực

Chú Ý

Tỉ lệ đặt ống NKQ chính xác vào phế quản phải là 95% và trái là 73% (Bair và cộng sự, 2003)

Nên đặt ống NKQ size lớn nhất nhưng sẽ khó lái nó sang phế quản chính trái

Có rất nhiều ý kiến dùng NKQ 2 nòng, nhưng ít người được đào tạo và sử dụng nó, nên nó sẽ không được nhắc đến ở đây

2 lượt xem | 0 bình luận
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar

Cloud
# a12# ACC2024# acs# adrelanine# Alteplase# Bác sĩ A.I# Bác sĩ tim mạch phía bắc# Bệnh mạch vành# bifurcation# bộ y tế# Bs Phạm Ngọc Minh# BV Thống nhất# c24# Can thiệp động mạch vanh# Cấp cứu# cấp cứu ở gia đình# case cấp cứu# câu hỏi tim mạch# ccs# CCU# Chỉnh liều thuốc# Chỉnh liều thuốc kháng sinh# chọc mạch# Chóng mặt# chữ viết tắt# chụp mạch vành# có thai# cơ tim# Core Radiology# cpr# crp# đặc xương lan tỏa# đau lưng# đau ngực# dị vật đường thở# dịch# dịch màng ngoài tim# dicom# điện giải# điện giật# Điện tim# dopamin# Đột quỵ# đuối nước# ecg# ecg ami# gẫy chân# gãy tay# giải phẫu# Gs Nguyễn Đức Công# Hạ đường huyết# heparin# hình ảnh y khoa# ho# hội chứng vành cấp# hội chứng vành mạn# hồi sinh tim phổi# hút huyết khối# iabp# ivus# j-cto# khám sức khoẻ# kháng sinh# khóa 10# khúc mắc về tim mạch# kissing balloon# lâm sàng tim mạch# liệt# Loãng xương# lọc máu# lỗi cấp cứu# mặt cắt siêu âm tim# mẹo can thiệp mạch vành# minoca# ngộ độc# ngưng thở khi ngủ# ngưng tim# người cao tuổi# nhi khoa# nhồi máu# nhồi máu cơ tim# nmct# nstemi# oct# orsiro# pci# PGS TS Trần Kim Trang# phác đồ# phân tích biểu đồ# phụ nữ mang thai# Pocket Atlas of Echocardiography# protamine# protocol# Provisional stenting# quy trình# Reteplase# Sách Lâm sàng tim mạch# sách tim mạch can thiệp# Sách Tim mạch can thiệp nâng cao trong thực hành lâm sàng# score2# seldinger# Siêu âm mạch máu# Siêu âm tim# sơ cấp cứu ban đầu# sốc# stemi# suy gan# suy thận# suy tim# t stent# tái cực sớm# Tăng áp lực thẩm thấu# tăng huyết áp# tavi# Tenecteplase# Thở máy# thông tư liên tịch# THS. BS HỒ HOÀNG KIM# Ths.BS Phạm Hoàng Thiên# thủ thuật# thủ thuật tin học# thuốc cấp cứu# Thuốc tim mạch# tiêu sợi huyết# Tim mạch# tim mạch can thiệp# tĩnh mạch dưới đòn# tmct2# Ts Hoàng Anh Tuấn# vết thương# viêm màng ngoài tim