Cơn chóng mặt do thay đổi tư thế đột ngột BPPV (hoặc tại sao căn phòng không thể ngừng quay)
  1. Home
  2. Cấp cứu
  3. Cơn chóng mặt do thay đổi tư thế đột ngột BPPV (hoặc tại sao căn phòng không thể ngừng quay)
Lê Đức Thọ Lê Đức Thọ 2 năm trước

Cơn chóng mặt do thay đổi tư thế đột ngột BPPV (hoặc tại sao căn phòng không thể ngừng quay)

BPPV là một nguyên nhân khá thường gặp của các vấn đề về tai trong và có phương pháp điều trị cụ thể

Bên trong tai trong của bạn, các tinh thể canxi nằm trong một chất giống như gel. Nếu vì lí do nào đó nó bị trật ra khỏi dung dịch gel này nó sẽ tạo thành viên đá nhỏ hoặc di chuyển xung quanh kích thích các cảm biến cân bằng tinh tế của tai. Điều đó gây ra chứng chóng mặt lành tính liên quan thay đổi tư thế. Với BPPV, cảm giác quay tròn (chóng mặt) có thể rất mãnh liệt, nhưng nó đến và đi (đó là lý do tại sao nó được gọi là kịch phát) và tiếp tục xuất hiện khi bạn di chuyển đầu ở một số tư thế nhất định, đặc biệt là khi bạn nằm xuống (đó là lý do tại sao gọi là tư thế).

Vì vậy, bạn có thể nghi ngờ BPPV nếu căn phòng dường như chỉ di chuyển hoặc quay tròn khi bạn nhìn lên hoặc nằm ở một số tư thế nhất định. Các triệu chứng thường chỉ kéo dài một vài giây và không quá vài phút.

Một test gọi là nghiệm pháp Dix-Hallpike có thể hỗ trợ chẩn đoán BPPV. Để đảm bảo thực hiện đúng và kết quả chính xác, cần làm nghiệm pháp bởi bác sĩ có kinh nghiệm. Tối thiểu phải có ai đó giữa đầu và kiểm tra mắt của bạn. Chắc chắn không bao giờ thử nó mà không có bác sĩ nếu bạn có vấn đề về cổ vì sự di dộng có thể làm cho vấn đề tồi tệ hơn.

NGHIỆM PHÁP DIX-HALLPIKE

1. Ngồi trên giường hoặc bàn như bạn sắp nằm xuống


Ai đó sẽ nghiêng đầu bệnh nhân sang phải góc 45 độ và mắt bạn phải mở trong khi làm nghiệm pháp

2. Trong khi người giữa đầu bạn góc 45 độ, ngửa

đầu bạn về hướng sàn nhà khoảng góc 30 độ – mắt vẫn mở

3. Người giữ đầu sẽ đánh giá mắt bạn: test dương tính nếu có triệu chứng hoặc mắt bạn nhanh chóng liếc sang bên này hoặc bên kia khi quay đầu sang bên đối diện (rung giật nhãn cầu – nystagmus).

Nếu test âm tính, nằm thoải mái tư thế này vài phút để đảm bảo bạn không bị chóng mặt

4. Ngồi dậy từ từ và làm lại test cho đầu quay sang trái


NGHIỆM PHÁP EPLEY


NGHIỆM PHÁP EPLEY

Bắt đầu cùng tư thế với nghiệm pháp the Dix-Hallpike—người khám sẽ giữ đầu bạn góc 45 độ theo hướng hay gây ra triệu chứng

1. Người khám giữ đầu bạn, cho bạn nằm ra tới khi đầu bạn nằm thò ra ngoài bàn hoặc giường, nghiêng góc 45 độ với sàn nhà (giống nghiệm pháp trước). Giữ tư thế này trong 30 giât hoặc tới khi triệu chứng chóng mặt xuất hiện tùy theo cái nào đến trước

2. Nghiêng đầu bạn sang bên đối diện ở góc 45 độ . chờ một chút như bước 2.

3. Trong khi giữ đầu ở tư thế này, xoay mặt bạn về hướng sàn nhà chờ vài phút

3. Giữ đầu bạn tư thế đó và đỡ ngồi dậy. Chờ tiếp 1 lúc

4. Lặp lại bước 1-5 tới khi có triệu chứng, không làm nghiệm pháp quá 3 lần

5. Ngồi ở tư thế thoải máu trong 20 phút. Sau đó cho đứng dậy từ từ

Nếu test xác định bạn có BPPV, nghiệm pháp Epley có thể khắc phục nó

Nên làm nghiệm pháp Epley tại phòng khám, đảm bảo đúng cách. Nếu nó âm tính, có thể có nguyên nhân khác gây chóng mặt. Tương tự, trước khi làm nghiệm pháp Dix-Hallpike, hãy nói với bác sĩ nếu bạn có bất kỳ vấn đề nào về cổ.

Cố gắng tránh cúi đầu lên hoặc xuống trong khoảng thời gian còn lại trong ngày. Trong năm đêm, tránh ngủ ở tư thế ban đầu gây ra các triệu chứng. Thực hiện nghiệm pháp này ít nhất một lần một ngày trong một tuần hoặc ít nhất là tới khi bạn không còn triệu chứng trong hai mươi bốn giờ.

Đây là cách để chữa trị nếu bạn bị BPPV, đôi khi có thể phải lặp lại nghiệm pháp nếu triệu chứng lại xuất hiện

2 lượt xem | 0 bình luận
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar

Cloud
# a12# ACC2024# acs# adrelanine# Alteplase# Bác sĩ A.I# Bác sĩ tim mạch phía bắc# Bệnh mạch vành# bifurcation# bộ y tế# Bs Phạm Ngọc Minh# BV Thống nhất# c24# Can thiệp động mạch vanh# Cấp cứu# cấp cứu ở gia đình# case cấp cứu# câu hỏi tim mạch# ccs# CCU# Chỉnh liều thuốc# Chỉnh liều thuốc kháng sinh# chọc mạch# Chóng mặt# chữ viết tắt# chụp mạch vành# có thai# cơ tim# Core Radiology# cpr# crp# đặc xương lan tỏa# đau lưng# đau ngực# dị vật đường thở# dịch# dịch màng ngoài tim# dicom# điện giải# điện giật# Điện tim# dopamin# Đột quỵ# đuối nước# ecg# ecg ami# gẫy chân# gãy tay# giải phẫu# Gs Nguyễn Đức Công# Hạ đường huyết# heparin# hình ảnh y khoa# ho# hội chứng vành cấp# hội chứng vành mạn# hồi sinh tim phổi# hút huyết khối# iabp# ivus# j-cto# khám sức khoẻ# kháng sinh# khóa 10# khúc mắc về tim mạch# kissing balloon# lâm sàng tim mạch# liệt# Loãng xương# lọc máu# lỗi cấp cứu# mặt cắt siêu âm tim# mẹo can thiệp mạch vành# minoca# ngộ độc# ngưng thở khi ngủ# ngưng tim# người cao tuổi# nhi khoa# nhồi máu# nhồi máu cơ tim# nmct# nstemi# oct# orsiro# pci# PGS TS Trần Kim Trang# phác đồ# phân tích biểu đồ# phụ nữ mang thai# Pocket Atlas of Echocardiography# protamine# protocol# Provisional stenting# quy trình# Reteplase# Sách Lâm sàng tim mạch# sách tim mạch can thiệp# Sách Tim mạch can thiệp nâng cao trong thực hành lâm sàng# score2# seldinger# Siêu âm mạch máu# Siêu âm tim# sơ cấp cứu ban đầu# sốc# stemi# suy gan# suy thận# suy tim# t stent# tái cực sớm# Tăng áp lực thẩm thấu# tăng huyết áp# tavi# Tenecteplase# Thở máy# thông tư liên tịch# THS. BS HỒ HOÀNG KIM# Ths.BS Phạm Hoàng Thiên# thủ thuật# thủ thuật tin học# thuốc cấp cứu# Thuốc tim mạch# tiêu sợi huyết# Tim mạch# tim mạch can thiệp# tĩnh mạch dưới đòn# tmct2# Ts Hoàng Anh Tuấn# vết thương# viêm màng ngoài tim