Co thắt thanh quản
  1. Home
  2. Cấp cứu
  3. Co thắt thanh quản
Lê Đức Thọ Lê Đức Thọ 3 năm trước

Co thắt thanh quản

a. Tình huống

Một bé gái 3 tuổi mập mạp bị rách môi khi đang chơi đùa và hiện tại không cho bác sĩ khâu. Bạn được mời qua để giúp cho cô bé liều an thần. bạn đến và ra y lệnh hãy cho cô bé 1 liều ketamine. Sau đó bạn quay ra chuyện trò vui vẻ với mấy bạn đồng nghiệp, bỗng nghe thấy tiếng rít lớn. Bạn vội nhìn cô bé và nhận ra cô bé đang co cơ hô hấp và thở rít mạnh. Liếc qua monitor thấy Ồ Nô….tụt huyết áp rồi…

b. Cách tiếp cận của tôi

– Ngay lập tức dừng lại tất cả các thủ thuật.

Biện pháp xử trí ở đây là áp dụng CPAP với các thủ thuật bảo vệ đường thở

– Tiến hành đẩy hàm dưới, ấn vào điểm ở góc hàm dưới “laryngospasm notch” hay “điểm Larson”

– Sử dụng thông khí bóng- van- mask (BVM) PEEP và thở oxy 100%, thông khí áp lực dương liên tục

– Trong khi cho thở CPAP và ấn lên điểm Larson, tôi yêu cầu chuẩn bị dụng cụ đặt NKQ. Điều dưỡng hỏi có tiêm thuốc giãn cơ không (succinylcholine 1,5 mg / kg hoặc rocuronium 1,2mg /kg)?

c. Câu hỏi:

Bệnh nhân có giảm bão hòa oxy không? Với độ bão hòa oxy thấp, tiêm ngay lập tức giãn cơ và đặt NKQ.

Nếu bão hòa oxy cho phép, bắt đầu mê sâu, thường dùng Propofol, với liều 0.5mg / kg tiêm tĩnh mạch.

– Nếu không đáp ứng mê sâu, tiếp theo là mê tĩnh mạch. Trong gây mê, thường tiêm liều thấp succinylcholine để chống co thắt. Tuy nhiên, hiếm khi co thắt thanh quản không đáp ứng với biện pháp “ấn điểm Larson” và propofol, dùng giãn cơ mà không đặt ống chưa bao giờ gặp ở phòng cấp cứu. Cá nhân tôi nghĩ rằng lựa chọn tốt nhất vào thời điểm này là tiếp tục đặt nhanh ống NKQ với liều giãn cơ đầy đủ (succinylcholine 1,5 mg / kg IV hoặc rocuronium 1,2 mg / kg IV).

d. Bạn làm gì nếu bạn không có sẵn đường truyền tĩnh mạch?

Cá nhân tôi vì nhiều lí do, tôi luôn thích có sẵn đường truyền tại chỗ. Mặc dù bạn có thể dùng Ketamin IM và sau đó bệnh nhân xuất hiện co thắt thanh quản, tôi nghĩ lựa chọn tốt nhất là nhanh chóng đặt đường truyền iv/io và tiến hành các bước trên. Về mặt lý thuyết, bạn có thể cho succinylcholine 4mg / kg IM, nhưng tôi lo lắng rằng đáp ứng sẽ quá chậm với trường hợp này.

e. Chú Ý

Tỷ lệ co thắt thanh quản xảy ra sau dùng an thần khoảng 1.1/1000 người theo Bellolio 2016. Tỷ lệ này là 3,9 / 1.000 ở trẻ em. Hầu như tất cả các trường hợp co thắt thanh quản là do sử dụng Ketamine.

Nguy cơ cao ở nhóm trẻ em nhiễm trùng đường hô hấp trên và những người hít khói thuốc lá.

https://lifeinthefastlane.com/ccc/laryngospasm/

43 lượt xem | 0 bình luận
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar

Cloud
# a12# ACC2024# acs# adrelanine# Alteplase# Bác sĩ A.I# Bác sĩ tim mạch phía bắc# Bệnh mạch vành# bifurcation# bộ y tế# Bs Phạm Ngọc Minh# BV Thống nhất# c24# Can thiệp động mạch vanh# Cấp cứu# cấp cứu ở gia đình# case cấp cứu# câu hỏi tim mạch# ccs# CCU# Chỉnh liều thuốc# Chỉnh liều thuốc kháng sinh# chọc mạch# Chóng mặt# chữ viết tắt# chụp mạch vành# có thai# cơ tim# Core Radiology# cpr# crp# đặc xương lan tỏa# đau lưng# đau ngực# dị vật đường thở# dịch# dịch màng ngoài tim# dicom# điện giải# điện giật# Điện tim# dopamin# Đột quỵ# đuối nước# ecg# ecg ami# gẫy chân# gãy tay# giải phẫu# Gs Nguyễn Đức Công# Hạ đường huyết# heparin# hình ảnh y khoa# ho# hội chứng vành cấp# hội chứng vành mạn# hồi sinh tim phổi# hút huyết khối# iabp# ivus# j-cto# khám sức khoẻ# kháng sinh# khóa 10# khúc mắc về tim mạch# kissing balloon# lâm sàng tim mạch# liệt# Loãng xương# lọc máu# lỗi cấp cứu# mặt cắt siêu âm tim# mẹo can thiệp mạch vành# minoca# ngộ độc# ngưng thở khi ngủ# ngưng tim# người cao tuổi# nhi khoa# nhồi máu# nhồi máu cơ tim# nmct# nstemi# oct# orsiro# pci# PGS TS Trần Kim Trang# phác đồ# phân tích biểu đồ# phụ nữ mang thai# Pocket Atlas of Echocardiography# protamine# protocol# Provisional stenting# quy trình# Reteplase# Sách Lâm sàng tim mạch# sách tim mạch can thiệp# Sách Tim mạch can thiệp nâng cao trong thực hành lâm sàng# score2# seldinger# Siêu âm mạch máu# Siêu âm tim# sơ cấp cứu ban đầu# sốc# stemi# suy gan# suy thận# suy tim# t stent# tái cực sớm# Tăng áp lực thẩm thấu# tăng huyết áp# tavi# Tenecteplase# Thở máy# thông tư liên tịch# THS. BS HỒ HOÀNG KIM# Ths.BS Phạm Hoàng Thiên# thủ thuật# thủ thuật tin học# thuốc cấp cứu# Thuốc tim mạch# tiêu sợi huyết# Tim mạch# tim mạch can thiệp# tĩnh mạch dưới đòn# tmct2# Ts Hoàng Anh Tuấn# vết thương# viêm màng ngoài tim