Các trường hợp cấp cứu về tiêu hóa – Hướng dẫn cho sinh viên y khoa
  1. Home
  2. Cấp cứu
  3. Các trường hợp cấp cứu về tiêu hóa – Hướng dẫn cho sinh viên y khoa
Lê Đức Thọ Lê Đức Thọ 3 năm trước

Các trường hợp cấp cứu về tiêu hóa – Hướng dẫn cho sinh viên y khoa

Ghi chú này không đầy đủ hoàn toàn. Hãy tham khảo thêm link bên dưới, có những bài báo cực kì xuất xắc bạn nên tải về mà đọc thêm

Những điểm chính

Tiền sử:

A. Mối quan hệ giữa đau bụng và nôn

Thông thường

Đau → nôn = phẫu thuật

Ví dụ:

Đau thượng vị sau đó nôn gợi ý bệnh đường mật hoặc tắc nghẽn đường ra của dạ dày

Nôn → đau = không cần phẫu thuật

Tuy nhiên, đây chỉ là một hướng dẫn chứ không phải là một quy tắc

B. Đau không tương xứng

Nếu bệnh nhân phàn nàn về những cơn bụng dữ dội nhưng khám thấy không tương xứng về thực thế (Đặc biệt ở người già, với các yếu tố nguy cơ như bệnh xơ vữa động mạch, rung nhĩ, bệnh tim mạch)  phải nghĩ đến thiếu máu cục bộ.

C. Thời gian đau

Thời gian đau bụng có giúp phân loại nguyên nhân?

– Đau bụng dữ dội kéo dài 6h trở lên thường phải phẫu thuật

– Bệnh nhân đau hơn 48 tiếng đồng hồ có tỷ lệ phải phẫu thuật thấp hơn đáng kể so với những bệnh nhân đau trong thời gian ngắn hơn.

D. Những sai lầm khi đánh giá bệnh nhân cao tuổi với đau bụng cấp tính

Tuổi cao xuất hiện đau bụng cấp

– Đau – ít nghiêm trọng hơn

– Sốt – ít rõ ràng

– Dấu hiệu viêm phúc mạc – không điển hình hoặc không có

– Độ tăng của bạch cầu (WBC) – ít nhạy

Khám

A. Nghiệm pháp kích thích phúc mạc

Phản ứng dội

Test ho

Một test rất nhạy đối với kích thích phúc mạc là heel-drop jarring (Markle) test. Bảo bệnh nhân đứng, nâng cao ngườ lên trên đầu ngón chân với đầu gối duỗi thẳng, rồi hạ mạnh người xuống trên hai gót chân với một tiếng động nghe được. Trong số các bệnh nhân với viêm ruột thừa, trắc nghiệm này được nhận thấy nhạy cảm 74%, so với 64% đối với xét nghiệm dội ngược (rebound test) chuẩn.

Táo bón

Quá 8h phân không có khả năng đi ra được gợi ý có khả năng tắc ruột

Chúng ta có thể dùng opioid cho bệnh nhân đau bụng cấp tính chưa rõ nguyên nhân?

Trước đây, các bs không dùng giảm đau cho bệnh nhân cho tới khí có chẩn đoán chắc chắn

Tuy nhiên, ngày càng nhiều các nghiên cứu đã chứng minh rằng thuốc giảm đau có thể được dùng cho những bệnh nhân ổn định, hiệu quả giảm đau có thể làm hết ngay lập tức bằng cách dùng naloxone.

Pace và Burke, trong một nghiên cứu mù đôi, với 71 bệnh nhân đau bụng cấp, thấy rằng kiểm soát đau với morphine không ảnh hưởng tới độ chính xác của chẩn đoán trước mổ.

McHale PM, LoVecchio F: Narcotic analgesia in the acute abdomen-A review of prospective trials. Eur J Emerg Med 8:131-136, 2001.

Pace S, Burke TF: Intravenous morphine for early pain relief in patients with acute abdominal pain. Acad Emerg Med 3:1086-1092, 1996.

X-quang giúp được gì không?

Giúp đánh giá bệnh nhân tắc ruột, khí tự do trong ổ bụng

Ít tác dụng trong chẩn đoán u ổ bụng, viêm túi mật, AAA, sỏi thận

X quang phổi chụp đứng nhạy trong phát hiện khí tự do ổ bụng, viêm phổi, vỡ thực quản, tràn khí tràn dịch màng phổi

Túi khí dịch – mức nước mức hơi

Có mức nước mức hơi trong ruột luôn là bất thường? Không

1. Số lượng mức nước mức hơi:

Nghiên cứu trên 300 bệnh nhân bình thường của Gammill và Nice cho thấy số lượng trung bình mức nước mức hơi là 4.  1 số có tới 20

(Để nhớ: nếu> 3, có thể là bất thường (mặc dù như đã nói ở trên, nó có thể lên đến 20!)

2. Kích thước của mức nước mức hơi

Mặc dù có chiều dài dưới 2,5 cm, một số tới 10 cm

Dễ nhớ:

Hãy xem xét bất thường nếu (nhớ 3,6,9):

Trong ruột non> 3 cm

Trong ruột già > 6 cm

Ở manh tràng> 9cm

Hãy nhớ số 3 cho ruột non:

> 3 cm giãn

> 3 mức nước mức hơi

> Dày 3 mm

http://www.tandfonline.com/toc/ipgm20/current

http://www.fleshandbones.com/readingroom/pdf/233.pdf

http://www.edu.rcsed.ac.uk/pps/pps83.pps

1 lượt xem | 0 bình luận
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar

Cloud
# a12# ACC2024# acs# adrelanine# Alteplase# Bác sĩ A.I# Bác sĩ tim mạch phía bắc# Bệnh mạch vành# bifurcation# bộ y tế# Bs Phạm Ngọc Minh# BV Thống nhất# c24# Can thiệp động mạch vanh# Cấp cứu# cấp cứu ở gia đình# case cấp cứu# câu hỏi tim mạch# ccs# CCU# Chỉnh liều thuốc# Chỉnh liều thuốc kháng sinh# chọc mạch# Chóng mặt# chữ viết tắt# chụp mạch vành# có thai# cơ tim# Core Radiology# cpr# crp# đặc xương lan tỏa# đau lưng# đau ngực# dị vật đường thở# dịch# dịch màng ngoài tim# dicom# điện giải# điện giật# Điện tim# dopamin# Đột quỵ# đuối nước# ecg# ecg ami# gẫy chân# gãy tay# giải phẫu# Gs Nguyễn Đức Công# Hạ đường huyết# heparin# hình ảnh y khoa# ho# hội chứng vành cấp# hội chứng vành mạn# hồi sinh tim phổi# hút huyết khối# iabp# ivus# j-cto# khám sức khoẻ# kháng sinh# khóa 10# khúc mắc về tim mạch# kissing balloon# lâm sàng tim mạch# liệt# Loãng xương# lọc máu# lỗi cấp cứu# mặt cắt siêu âm tim# mẹo can thiệp mạch vành# minoca# ngộ độc# ngưng thở khi ngủ# ngưng tim# người cao tuổi# nhi khoa# nhồi máu# nhồi máu cơ tim# nmct# nstemi# oct# orsiro# pci# PGS TS Trần Kim Trang# phác đồ# phân tích biểu đồ# phụ nữ mang thai# Pocket Atlas of Echocardiography# protamine# protocol# Provisional stenting# quy trình# Reteplase# Sách Lâm sàng tim mạch# sách tim mạch can thiệp# Sách Tim mạch can thiệp nâng cao trong thực hành lâm sàng# score2# seldinger# Siêu âm mạch máu# Siêu âm tim# sơ cấp cứu ban đầu# sốc# stemi# suy gan# suy thận# suy tim# t stent# tái cực sớm# Tăng áp lực thẩm thấu# tăng huyết áp# tavi# Tenecteplase# Thở máy# thông tư liên tịch# THS. BS HỒ HOÀNG KIM# Ths.BS Phạm Hoàng Thiên# thủ thuật# thủ thuật tin học# thuốc cấp cứu# Thuốc tim mạch# tiêu sợi huyết# Tim mạch# tim mạch can thiệp# tĩnh mạch dưới đòn# tmct2# Ts Hoàng Anh Tuấn# vết thương# viêm màng ngoài tim