Cơ bản về kiểm soát đường thở – phần ii (mẹo)
  1. Home
  2. Cấp cứu
  3. Cơ bản về kiểm soát đường thở – phần ii (mẹo)
Lê Đức Thọ Lê Đức Thọ 3 năm trước

Cơ bản về kiểm soát đường thở – phần ii (mẹo)

Cấp cứu ngừng tim phổi cơ bản - Health Việt Nam

Catherine Marcucci MD

Nabil M. Elkassabany MD

Kiểm soát đường thở vừa là một  môn khoa học vừa là một môn nghệ thuật, bác sĩ gây mê khôn ngoan sẽ luôn xem mình là sinh viên suốt đời. Luôn xem tài liệu, nghiên cứu và báo cáo mỗi tháng. Tương tự như vậy, ngay cả những loại thuốc “cũ” trong xử trí đường hô hấp như về việc sử dụng succinylcholine, một loại thuốc đã được sử dụng lâm sàng trong khoảng 70 năm qua.

Hãy nhớ rằng các kỹ thuật xử trí kiểm soát đường thở có giá trị nhất đôi khi là kỹ thuật đơn giản và cơ bản nhất thậm chí là kỹ thuật dùng lực đẩy hàm. Tốt nhất nên thành thạo 1 dụng cụ mới trên những bệnh nhân có đường thở bình thường trước khi cố gắng sử dụng các dụng cụ mới trên một bệnh nhân phức tạp hoặc trong tình trạng cấp cứu.

Kiểm soát đường thở bằng cách kiểm soát các thuốc đường hô hấp. Đã có báo cáo về trường hợp nhịp tim chậm đáng kể do dùng liều succinylcholine lặp đi lặp lại để đặt được nội khí quản. Tình hình lâm sàng tiếp sau đó phải tập trung vào xử trí nhịp tim chậm hơn là bảo vệ đường hô hấp.

Một trong những loại thuốc có giá trị nhất trong kiểm soát đường thở là oxy (có một giáo sư gây mê đã từng nói phải cho bệnh nhân thở oxy đầu tiên và sau đó hãy suy nghĩ). Nếu gặp khó khăn trong kiểm soát đường thở, hãy cho bệnh nhân thở oxy 100% trong 5 phút. Hãy nhớ rằng nhu cầu sử dụng oxy ở người lớn(không mang thai) là khoảng 3 ml / kg / phút. Nếu bạn đã hoàn toàn loại bỏ ni tơ khỏi phổi, oxy sẽ được hấp thu và khi ra khỏi phổi kéo succinylcholine.

Khi bạn đang học kỹ năng kiểm soát đường thở, cố gắng sử dụng mask thanh quản càng nhiều càng tốt. Sử dụng mask thanh quản thành công là nền tảng mà trên đó tất cả các biện pháp kiểm soát đường thở đều dựa vào.

Đừng đánh giá thấp tình trạng phù nề đường thở và / hoặc chảy máu có thể xảy ra ngay cả với một hoặc hai lần soi thanh quản.

Nên nhớ rằng với bệnh nhân đặt nội khí quản, đầu ống nội khí quản (ETT) nằm sau cằm. Gập đầu bệnh nhân về phía ngực đẩy ETT vào sâu hơn trong khí quản và ngược lại.

Không nên quấn băng dính quá nhiều trên EET vì có những trường hợp tổn thương da mặt bệnh nhân hoặc vô tình tuột ống do cố nới lỏng băng dính trên mặt bệnh nhân.

Yêu cầu bệnh nhân “bóp tay tôi” không phải là test trước khi rút ống; nó chỉ chứng minh khả năng làm theo lệnh bằng lời nói. Hãy nhớ rằng lực bóp tay không phải là một dấu hiệu tiêu chuẩn của sự đảo ngược ức chế thần kinh cơ. Tốt nhất sử dụng phương pháp chuẩn để đánh giá sự phục hồi vận động (như nhấc đầu, nhấc chân) trước khi tiến hành rút ống. Các bác sĩ gây mê cùng nên yêu cầu bệnh nhân làm điều này trong vài giây đầu tiên sau khi rút ống. “Mở miệng”, “hít một hơi thật sâu,” hay “cố gắng nuốt” các hành động này của bệnh nhân cũng giúp bạn tự tin mà rút ống.

Luôn nhớ mang khẩu trang và bảo vệ mắt khi đặt nội khí quản vì nguy cơ bắn máu và dịch tiết của bệnh nhân.

Khi được gọi đến 1 đơn vị khác để kiểm soát đường hô hấp, bạn, là chuyên gia xử trí kiểm soát đường thở, nên hy vọng có thể nắm quyền kiểm soát đường thở tại thời điểm bạn đến.

Một trong những yêu cầu nguy hiểm nhất khi ICU gọi nhờ “thay ống NKQ”, hoặc do dịch tiết hoặc ETT có cuff bị vỡ. Phải chắc chắn rằng áp lực đường thở cao không phải do đặt nội khí quản vào phế quản. Cần soi phế quản để xác định thực sự có dịch tiết trong ETT. Hãy thử đặt 1 gạc ướt trên lưỡi nếu nghi rò cuff là nguyên nhân ảnh hưởng tới thông khí. Soi thanh quản trực tiếp với ống dẫn tại chỗ để đảm bảo sự nguyên vẹn của cuff  khí quản.

 

1 lượt xem | 0 bình luận
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar

Cloud
# a12# ACC2024# acs# adrelanine# Alteplase# Bác sĩ A.I# Bác sĩ tim mạch phía bắc# Bệnh mạch vành# bifurcation# bộ y tế# Bs Phạm Ngọc Minh# BV Thống nhất# c24# Can thiệp động mạch vanh# Cấp cứu# cấp cứu ở gia đình# case cấp cứu# câu hỏi tim mạch# ccs# CCU# Chỉnh liều thuốc# Chỉnh liều thuốc kháng sinh# chọc mạch# Chóng mặt# chữ viết tắt# chụp mạch vành# có thai# cơ tim# Core Radiology# cpr# crp# đặc xương lan tỏa# đau lưng# đau ngực# dị vật đường thở# dịch# dịch màng ngoài tim# dicom# điện giải# điện giật# Điện tim# dopamin# Đột quỵ# đuối nước# ecg# ecg ami# gẫy chân# gãy tay# giải phẫu# Gs Nguyễn Đức Công# Hạ đường huyết# heparin# hình ảnh y khoa# ho# hội chứng vành cấp# hội chứng vành mạn# hồi sinh tim phổi# hút huyết khối# iabp# ivus# j-cto# khám sức khoẻ# kháng sinh# khóa 10# khúc mắc về tim mạch# kissing balloon# lâm sàng tim mạch# liệt# Loãng xương# lọc máu# lỗi cấp cứu# mặt cắt siêu âm tim# mẹo can thiệp mạch vành# minoca# ngộ độc# ngưng thở khi ngủ# ngưng tim# người cao tuổi# nhi khoa# nhồi máu# nhồi máu cơ tim# nmct# nstemi# oct# orsiro# pci# PGS TS Trần Kim Trang# phác đồ# phân tích biểu đồ# phụ nữ mang thai# Pocket Atlas of Echocardiography# protamine# protocol# Provisional stenting# quy trình# Reteplase# Sách Lâm sàng tim mạch# sách tim mạch can thiệp# Sách Tim mạch can thiệp nâng cao trong thực hành lâm sàng# score2# seldinger# Siêu âm mạch máu# Siêu âm tim# sơ cấp cứu ban đầu# sốc# stemi# suy gan# suy thận# suy tim# t stent# tái cực sớm# Tăng áp lực thẩm thấu# tăng huyết áp# tavi# Tenecteplase# Thở máy# thông tư liên tịch# THS. BS HỒ HOÀNG KIM# Ths.BS Phạm Hoàng Thiên# thủ thuật# thủ thuật tin học# thuốc cấp cứu# Thuốc tim mạch# tiêu sợi huyết# Tim mạch# tim mạch can thiệp# tĩnh mạch dưới đòn# tmct2# Ts Hoàng Anh Tuấn# vết thương# viêm màng ngoài tim