Xử trí cơn viêm tắc thanh quản nặng
  1. Home
  2. Cấp cứu
  3. Xử trí cơn viêm tắc thanh quản nặng
Lê Đức Thọ Lê Đức Thọ 3 năm trước

Xử trí cơn viêm tắc thanh quản nặng

Trường hợp:

Cô bé 1 tuổi được mẹ đưa vào viện ban đêm vì ho và chảy nước mũi trong vài ngày qua, nhưng tối nay xuất hiện cơn ho khan sau đó thở hổn hển. Khám thấy tăng sử dụng cơ hô hấp phụ, thở 60l/phút, sp02 88%

Cách tiếp cận của tôi

Gọi giúp đỡ. Mặc dù bác sĩ cấp cứu là bậc thầy về cấp cứu đường hô hấp, nhưng đây không phải là một đứa trẻ mà bạn muốn đặt nội khí quản một mình. Gọi gây mê và bác sĩ tai mũi họng (ENT). Gây mê để khởi mê và ENT trong trường hợp phẫu thuật mở khí quản.

Cố gắng giữ cho đứa trẻ bình tĩnh. Mọi thứ sẽ tồi tệ hơn nếu đứa trẻ khóc hoặc hét lên, có thể gây tắc đường dẫn khí. Cho phép trẻ ngồi trên lòng của cha mẹ ở bất cứ vị trí nào có vẻ thoải mái nhất.

Quyết định khó khăn nhất sẽ là thời điểm lập đường truyền IV. Nếu bạn chọc nhiều lần có thể làm tình trạng cô bé xấu đi nhanh chóng. Mặt khác lập đường truyền nó là điều bắt buộc nếu bạn cần đặt NKQ bên ngoài phòng mổ. Nếu hợp lý (tức là đứa trẻ không yêu cầu RSI ngay lập tức), dùng emla cream (2.5% lidocaine and 2.5% prilocaine) để khi chọc vein cho trẻ đỡ đau

2 đề nghị xử trí cho trẻ viêm thanh quản nặng:

1)    Giảm phù nề Đường thở ra

2)    Oxy hóa cho đến khi giảm phù nề đường thở.

Mặc dù điều dưỡng của tôi đã sẵn sàng, tôi vẫn để mẹ cháu giữ cho cháu thở 100% oxy không thở lại

Giảm phù nề đường thở

– Epinephrine là thuốc phải dùng ngay

– Bước đầu tiên là khí dung epinephrine. Liều dùng là 5ml L-epinephrine chuẩn (nồng độ 1: 1000) hoặc 0,5ml epinephrine racemic 2.25%.

– Trong trường hợp viêm thanh quản nặng, tôi sẽ chạy khí dung liên tục hoặc cách quãng nếu được

Ở trẻ này, tôi thường dùng epinephrine toàn thân (IM hoặc IV). Tuy nhiên, vấn đề vẫn là lấy đường truyền. nếu lập được đường truyền, tôi sẽ dùng IV epinephrine. Ưu tiên của tôi truyền nhỏ giọt có kiểm soát (bắt đầu 0.2mcg / kg / phút), nhưng thường mất quá nhiều thời gian để có tác dụng. Để bắt đầu, tôi sử dụng epinephrine liều “push” 0.2-0.5mcg / kg (2-5mcg ở trẻ 10kg) IV mỗi 2-3 phút

Steroids là thuốc đề điều trị lâu dài

Liều chuẩn là dexamethasone 0.6mg / kg. (Nghiên cứu cho thấy 0,15 mg / kg có tác dụng tương tự như 0.6mg / kg, nhưng đây không phải lúc chú ý đến điều đó)

Ở hầu hết bệnh nhân viêm thanh quản, cho uống là cách nhanh nhất. Tuy nhiên, ở trẻ nhỏ có thể khó cho chúng nuốt. Tôi sẽ sử dụng IM, hoặc IV nếu có. (Một lần nữa EMLA dùng chọc kim đỡ đau và dùng ngay epinephrine)

Một lựa chọn khác, nếu không có IV, cho 2 mg budesonid vào cùng cốc khí dung epinephrine

Trong trường hợp steroid và epinephrine không tác dụng hoặc bạn thấy tác dụng chậm, bạn phải đặt ngay NKQ. Tạm thời cho thở hỗn hợp khí heli +oxy để cải thiện luống khí và đưa oxy đến phổi

Đặt nội khí quản

Trong trường hợp lý tưởng, sẽ đặt NKQ trên phòng mổ và ENT sẵn sàng mở khí quản. Thật không may, trường hợp này không phải lúc nào cũng có sẵn. Cần nhanh chóng chuẩn bị, có đồng nghiệp có kinh nghiệm sẵn sàng hỗ trợ, cần ống nkq nhỏ theo tuổi và cân nặng của trẻ. Cũng nên chuẩn bị sẵn kim chọc qua sụn nhẫn giáp nếu cần

Ngoài ra, nếu bạn không thể bảo vệ đường thở cần chuẩn bị ECMO

Chú ý

Thông thường, các trường hợp đều ổn. dị vật thường gây khởi phát đột ngột, không có biểu hiện viêm nhiễm. Viêm nắp thanh quản và viêm khí quản do vi khuẩn thường đáp ứng với các thuốc bạn điều trị trên

2 lượt xem | 0 bình luận
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar

Cloud
# a12# ACC2024# acs# adrelanine# Alteplase# Bác sĩ A.I# Bác sĩ tim mạch phía bắc# Bệnh mạch vành# bifurcation# bộ y tế# Bs Phạm Ngọc Minh# BV Thống nhất# c24# Can thiệp động mạch vanh# Cấp cứu# cấp cứu ở gia đình# case cấp cứu# câu hỏi tim mạch# ccs# CCU# Chỉnh liều thuốc# Chỉnh liều thuốc kháng sinh# chọc mạch# Chóng mặt# chữ viết tắt# chụp mạch vành# có thai# cơ tim# Core Radiology# cpr# crp# đặc xương lan tỏa# đau lưng# đau ngực# dị vật đường thở# dịch# dịch màng ngoài tim# dicom# điện giải# điện giật# Điện tim# dopamin# Đột quỵ# đuối nước# ecg# ecg ami# gẫy chân# gãy tay# giải phẫu# Gs Nguyễn Đức Công# Hạ đường huyết# heparin# hình ảnh y khoa# ho# hội chứng vành cấp# hội chứng vành mạn# hồi sinh tim phổi# hút huyết khối# iabp# ivus# j-cto# khám sức khoẻ# kháng sinh# khóa 10# khúc mắc về tim mạch# kissing balloon# lâm sàng tim mạch# liệt# Loãng xương# lọc máu# lỗi cấp cứu# mặt cắt siêu âm tim# mẹo can thiệp mạch vành# minoca# ngộ độc# ngưng thở khi ngủ# ngưng tim# người cao tuổi# nhi khoa# nhồi máu# nhồi máu cơ tim# nmct# nstemi# oct# orsiro# pci# PGS TS Trần Kim Trang# phác đồ# phân tích biểu đồ# phụ nữ mang thai# Pocket Atlas of Echocardiography# protamine# protocol# Provisional stenting# quy trình# Reteplase# Sách Lâm sàng tim mạch# sách tim mạch can thiệp# Sách Tim mạch can thiệp nâng cao trong thực hành lâm sàng# score2# seldinger# Siêu âm mạch máu# Siêu âm tim# sơ cấp cứu ban đầu# sốc# stemi# suy gan# suy thận# suy tim# t stent# tái cực sớm# Tăng áp lực thẩm thấu# tăng huyết áp# tavi# Tenecteplase# Thở máy# thông tư liên tịch# THS. BS HỒ HOÀNG KIM# Ths.BS Phạm Hoàng Thiên# thủ thuật# thủ thuật tin học# thuốc cấp cứu# Thuốc tim mạch# tiêu sợi huyết# Tim mạch# tim mạch can thiệp# tĩnh mạch dưới đòn# tmct2# Ts Hoàng Anh Tuấn# vết thương# viêm màng ngoài tim