Con bạn bị ong cắn, kiến đốt có cần khám bác sĩ?
  1. Home
  2. Cấp cứu
  3. Con bạn bị ong cắn, kiến đốt có cần khám bác sĩ?
Lê Đức Thọ Lê Đức Thọ 2 năm trước

Con bạn bị ong cắn, kiến đốt có cần khám bác sĩ?

Ong, ong bắp cày và kiến ​​lửa đều tiêm nọc độc có thể gây ra phản ứng dị ứng đe dọa đến tính mạng. Cho dù bạn có bị dị ứng với nó trước đó hay không. Một con ong có thể để lại ngòi và túi nọc độc của nó mắc kẹt trong da của bạn, vẫn tiếp tục bơm nọc độc vào. Cho nên bạn phải rút nó ra càng nhanh càng tốt. Ong bắp cày không có nọc độc, chúng đốt và bay đi mang theo ngòi của chúng

Dưới đây là một số phương pháp điều trị có thể giúp giảm đau và ngứa do ong hoặc kiến đốt:

• Một túi nước đá (với một miếng vải đặt giữa da và túi), một miếng vải lạnh, ướt hoặc bất cứ thứ gì lạnh (như một lon soda hoặc một túi rau đông lạnh) áp lên da qua tấm vải không quá mười phút một lần

• Hỗn hợp bột baking soda và nước

• Một miếng vải ngâm giấm

• Hỗn hợp bột baking soda và giấm

• Thuốc lá ướt

Thường không cần dùng thuốc trừ khi vết đốt tại chỗ ngứa, sứng đỏ hoặc nhiều nốt, có phát ban hoặc có tiền sử dị ứng. Trong những trường hợp như vậy, có thể dùng một loại thuốc kháng histamine như diphenhydramine (Benadryl), hoặc một corticoid trong vài ngày như prednison.

Cần giữ khu vực bị đốt sạch sẽ để tránh nhiễm trùng. Kiến lửa đốt chỉ để lại những vết sưng nhỏ.

PHẢN VỆ

Phản vệ là một phản ứng dị ứng đe dọa tính mạng có thể xảy ra sau khi bị côn trùng đốt, nhện cắn, rắn cắn và nhiều loại côn trùng có độc khác gây ra. Cũng có thể xảy ra sau dùng thuốc hoặc thực phẩm. Trên thực tế, bất cứ cái gì cũng có thể gây ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng ở một người nào đó.

Bạn nhanh chóng đến gặp bác sĩ hoặc liên hệ với tôi ngay để được hướng dẫn.

MANH MỐI

Những triệu chứng có thể xảy ra trong vài phút hoặc thậm chí vài giờ sau tiếp xúc:

  • Phát ban hoặc sưng vị trí nào đó trên cơ thể
  • Sưng nề mặt, lưỡi hoặc họng
  • Khó thở
  • Ngất xỉu do tụt huyết áp
  • Ngứa ran môi hoặc vị lạ trong miệng

XỬ TRÍ

Những người nghi bị phản vệ cần xử trí ngay lập tức.

  • Gọi ngay lập tức cấp cứu nếu có thể.
  • Dùng EpiPen, có hướng dẫn để tiêm epinephrine. Không có gì tác dụng tốt như epinephrine để điều trị phản vệ. Sốc phản vệ có thể xảy ra ngay cả khi bạn chưa bao giờ bị di ứng
  • Nằm xuống. Phản vệ sẽ làm huyết áp bạn tụt, nên nằm xuống để duy trì tưới máu tới não và tim của bạn.
  •  Thuốc kháng histamine, như diphenhydramine (Benadryl), có thể có hoặc không có tác dụng nhưng nên thử nếu chưa cấp cứu ngay được. Có thể dùng steroid kèm theo, sử dụng cả hai nếu có sẵn.
  • Thuốc xịt albuterol, thường dùng cho bệnh nhân hen, nên thử nếu bạn thấy khó thở

Nếu trước đó, bạn từng bị dị ứng cho vết cắn hoặc đốt, nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc có sẵn 1 chiếc bút epipen trong người. Đừng bao giờ trì hoãn điều này

1 lượt xem | 0 bình luận
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar

Cloud
# a12# ACC2024# acs# adrelanine# Alteplase# Bác sĩ A.I# Bác sĩ tim mạch phía bắc# Bệnh mạch vành# bifurcation# bộ y tế# Bs Phạm Ngọc Minh# BV Thống nhất# c24# Can thiệp động mạch vanh# Cấp cứu# cấp cứu ở gia đình# case cấp cứu# câu hỏi tim mạch# ccs# CCU# Chỉnh liều thuốc# Chỉnh liều thuốc kháng sinh# chọc mạch# Chóng mặt# chữ viết tắt# chụp mạch vành# có thai# cơ tim# Core Radiology# cpr# crp# đặc xương lan tỏa# đau lưng# đau ngực# dị vật đường thở# dịch# dịch màng ngoài tim# dicom# điện giải# điện giật# Điện tim# dopamin# Đột quỵ# đuối nước# ecg# ecg ami# gẫy chân# gãy tay# giải phẫu# Gs Nguyễn Đức Công# Hạ đường huyết# heparin# hình ảnh y khoa# ho# hội chứng vành cấp# hội chứng vành mạn# hồi sinh tim phổi# hút huyết khối# iabp# ivus# j-cto# khám sức khoẻ# kháng sinh# khóa 10# khúc mắc về tim mạch# kissing balloon# lâm sàng tim mạch# liệt# Loãng xương# lọc máu# lỗi cấp cứu# mặt cắt siêu âm tim# mẹo can thiệp mạch vành# minoca# ngộ độc# ngưng thở khi ngủ# ngưng tim# người cao tuổi# nhi khoa# nhồi máu# nhồi máu cơ tim# nmct# nstemi# oct# orsiro# pci# PGS TS Trần Kim Trang# phác đồ# phân tích biểu đồ# phụ nữ mang thai# Pocket Atlas of Echocardiography# protamine# protocol# Provisional stenting# quy trình# Reteplase# Sách Lâm sàng tim mạch# sách tim mạch can thiệp# Sách Tim mạch can thiệp nâng cao trong thực hành lâm sàng# score2# seldinger# Siêu âm mạch máu# Siêu âm tim# sơ cấp cứu ban đầu# sốc# stemi# suy gan# suy thận# suy tim# t stent# tái cực sớm# Tăng áp lực thẩm thấu# tăng huyết áp# tavi# Tenecteplase# Thở máy# thông tư liên tịch# THS. BS HỒ HOÀNG KIM# Ths.BS Phạm Hoàng Thiên# thủ thuật# thủ thuật tin học# thuốc cấp cứu# Thuốc tim mạch# tiêu sợi huyết# Tim mạch# tim mạch can thiệp# tĩnh mạch dưới đòn# tmct2# Ts Hoàng Anh Tuấn# vết thương# viêm màng ngoài tim