Liệu pháp tái tưới máu cho bệnh nhân có hội chứng vành cấp không có st chênh lên (ua/nstemi)
  1. Home
  2. Điện tim
  3. Liệu pháp tái tưới máu cho bệnh nhân có hội chứng vành cấp không có st chênh lên (ua/nstemi)
Lê Đức Thọ Lê Đức Thọ 2 năm trước

Liệu pháp tái tưới máu cho bệnh nhân có hội chứng vành cấp không có st chênh lên (ua/nstemi)

M. BILAL MURAD, TIMOTHY D. HENRY, AND STEPHEN W. SMITH

UA/NSTEMI không có chỉ định tiêu huyết khối. Tuy nhiên, UA/NSTEMI có thể được chỉ định chụp mạch vành cấp cứu ± PCI nếu các triệu chứng của thiếu máu cơ tim không đáp ứng với điều trị nội khoa, đặc biệt nếu có bất cứ các triệu chứng nào dưới đây:

■ Hạ huyết áp, shock, phù phổi, tiếng thổi tâm thu hở valve 2 lá tiến triển hoặc mới.

■ Xuất hiện các dấu hiệu của thiếu máu cơ tim, bao gồm ST chênh xuống, sóng T đảo, troponin tăng, hoặc có WMA (rối loạn vận động vùng) trên siêu âm tim.

ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA CHO UA/NSTEMI

■ Thuốc chống ngưng tập tiểu cầu: aspirin hoặc clopidogrel trong một vài ca dị ứng aspirin hiếm gặp.

■ NTG dưới lưỡi, sau đó IV NTG ở bệnh nhân có THA hoặc suy tim xung huyết hoặc thiếu máu cơ tim dai dẳng.

■ Thuốc kháng đông: Heparin không phân đoạn (UF) hoặc heparin phân tử lượng thấp (LMWH). Enoxaparin được ưu tiên hơn. Tuy nhiên, kinh nghiệm dùng Enoxaparin ở các bệnh nhân can thiệp tim mạch còn hạn chế, vì tác dụng của nó trong việc phối hợp các các thuốc ức chế GP Ilb-IIIa. Hirudin (lepirudin) có tác dụng mạnh hơn UHF nhưng mức độ không đáng kể.

■ Các thuốc Beta-blocker: esmolol hoặc metoprolol. Liệu dùng của Metoprolol 15 mg IV chia 3 liều mỗi 5 phút, sau đó 50 mg đường uống.

■ Các thuốc chống ngưng kết tiểu cầu mạnh: mặc dù có nhiều tranh cãi trong các nghiên cứu về các biện pháp điều trị UA/NSTEMI không can thiệp mạch vành, nhưng một thử nghiệm về chỉ định các thuốc ức chế thụ thể GP Ilb-IIIa ở các bệnh thân thiếu máu cơ tim dai dẳng. Nếu bệnh nhân được lên kế hoạch PCI, thì các thuốc ức chế thụ thể GP Ilb-IIIa được chỉ định định và có hiệu quả cao.

■ Điều trị các nguyên nhân khác (không phải do huyết khối) gây ra thiếu máu cơ tim như giảm thể tích tuần hoàn, thiếu máu, giảm oxy máu, quá thừa catecholamine, và ngộ độc các chất như carbon monoxide.

Thiếu máu cơ tim dai dẳng mặc dù đã điều trị bằng các biện pháp nội khoa tối ưu là một chỉ định đối với PCI. Nếu các biện điều trị nội khoa hiệu quả lúc đầu, thì có kế hoạch can thiệp mạch vành sớm (PCI trong vòng 48 giờ) được ưu tiên hơn , đặc biệt là khi có ST chênh xuống hoặc troponin dương tính.

Xem Case 37-1. Hoặc các Cases 8-5 và 8-6, về UA/NSTEMI có biểu hiện ST chênh xuống. Xem Cases 5-3, 6-4, 8-13, và 12-3, về ST chênh lên thoáng qua sau đó là Hội chứng Wellen; Case 21-1 về đau ngực liên quan đến cocaine có sóng T đảo có hồi phục; và Cases 31-1; 31-3 về hội chứng Wellens. Xem Hình 8-6 minh họa hội chứng Wellens. 37

Case 37-1

NSTEMI kèm theo phù phổi cấp và ST chênh xuống nhiều

Tiền sử

Bệnh nhân nam 77 tuổi không có bệnh tim phổi trước đây bất ngờ khó thở. Khi thăm khám, ông ta có rale ẩm 2 trường phổi và không có dấu hiệu gì khác của việc quá tải thể tích tuần hoàn . Film XQ ngực cho thấy dấu hiệu phù phổi. Huyêt áp bênh nhân 130/70 mmHg. ECG 37-1A (Type 2)

■ Không thấy ST chênh lên

■ ST chênh xuống: 1 -2 mm ở V3-V6, Sóng T dương tính, phù hợp với cả UA/NSTEMI thành trước (LAD) hoặc STEMI thành sau thực (LCX). Không thực sự nghĩ đến STEMI thành sau thực vì ST chênh xuống không tối đa ở V2-V3.

Diễn tiến lâm sàng

Bệnh nhân đã được điều trị với Aspirin, heparin, metoprolol, NTG, và tirofiban, các triệu chứng thuyên giảm

ECG 37-1B (Type 3)

38 phút sau điều trị ,V1-V6

■ ST chênh xuống: hầu như không còn.

Diễn tiến lâm sàng

Siêu âm tim cho thấy WMA thành sau thực sau dưới và chức năng thất trái bình thường.cTNI đạt đỉnh 6,7ng/mL , và kết quả chụp vành thấy bệnh mạch vành mạn nhưng không có động mạch vành tắc nghẽn rõ ràng.Các nhánh mạch vành hẹp: 1st 2nd 3rd obtuse marginals. 70%,LAD 40%, LMCA 40%, RCA 30%, LCX 80% và đoạn gần LAD 70%.

Kết Luận

ST chênh xuống soi gương ở thành trước bên có thể là thiếu máu cơ tim những chưa thuyên tắc thật sự hoặc soi gương với tổn thương thành sau thực.Ở những ca này . có thể được giải quyết bằng cách điều trị với kháng ngưng kết tiểu cầu, kháng đông, và các biện pháp chống thiếu máu cơ tim mà không cần biện pháp tái tưới máu.

13 lượt xem | 0 bình luận
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar

Cloud
# a12# ACC2024# acs# adrelanine# Alteplase# Bác sĩ A.I# Bác sĩ tim mạch phía bắc# Bệnh mạch vành# bifurcation# bộ y tế# Bs Phạm Ngọc Minh# BV Thống nhất# c24# Can thiệp động mạch vanh# Cấp cứu# cấp cứu ở gia đình# case cấp cứu# câu hỏi tim mạch# ccs# CCU# Chỉnh liều thuốc# Chỉnh liều thuốc kháng sinh# chọc mạch# Chóng mặt# chữ viết tắt# chụp mạch vành# có thai# cơ tim# Core Radiology# cpr# crp# đặc xương lan tỏa# đau lưng# đau ngực# dị vật đường thở# dịch# dịch màng ngoài tim# dicom# điện giải# điện giật# Điện tim# dopamin# Đột quỵ# đuối nước# ecg# ecg ami# gẫy chân# gãy tay# giải phẫu# Gs Nguyễn Đức Công# Hạ đường huyết# heparin# hình ảnh y khoa# ho# hội chứng vành cấp# hội chứng vành mạn# hồi sinh tim phổi# hút huyết khối# iabp# ivus# j-cto# khám sức khoẻ# kháng sinh# khóa 10# khúc mắc về tim mạch# kissing balloon# lâm sàng tim mạch# liệt# Loãng xương# lọc máu# lỗi cấp cứu# mặt cắt siêu âm tim# mẹo can thiệp mạch vành# minoca# ngộ độc# ngưng thở khi ngủ# ngưng tim# người cao tuổi# nhi khoa# nhồi máu# nhồi máu cơ tim# nmct# nstemi# oct# orsiro# pci# PGS TS Trần Kim Trang# phác đồ# phân tích biểu đồ# phụ nữ mang thai# Pocket Atlas of Echocardiography# protamine# protocol# Provisional stenting# quy trình# Reteplase# Sách Lâm sàng tim mạch# sách tim mạch can thiệp# Sách Tim mạch can thiệp nâng cao trong thực hành lâm sàng# score2# seldinger# Siêu âm mạch máu# Siêu âm tim# sơ cấp cứu ban đầu# sốc# stemi# suy gan# suy thận# suy tim# t stent# tái cực sớm# Tăng áp lực thẩm thấu# tăng huyết áp# tavi# Tenecteplase# Thở máy# thông tư liên tịch# THS. BS HỒ HOÀNG KIM# Ths.BS Phạm Hoàng Thiên# thủ thuật# thủ thuật tin học# thuốc cấp cứu# Thuốc tim mạch# tiêu sợi huyết# Tim mạch# tim mạch can thiệp# tĩnh mạch dưới đòn# tmct2# Ts Hoàng Anh Tuấn# vết thương# viêm màng ngoài tim