Phân tích Biểu đồ vòng dòng khí – thể tích (Flow Volume Loops)
  1. Home
  2. Cấp cứu
  3. Phân tích Biểu đồ vòng dòng khí – thể tích (Flow Volume Loops)
Lê Đức Thọ Lê Đức Thọ 2 năm trước

Phân tích Biểu đồ vòng dòng khí – thể tích (Flow Volume Loops)

Edward Kosik

Bệnh nhân nam 48 tuổi khám tiền mê để chuẩn bị nội soi khớp gối. tiền sử COPD hút thuốc lá 40 bao-năm 

HR 72, BP 140/74, SpO2 93%, nhiệt độ 36.6, cao 1m6, nặng 80kg 

Test đánh giá chức năng phổi gồm biểu đồ vòng khí (FVL) bên dưới

Fig. 70.1 A normal FVL

Câu hỏi

1. Vẽ biểu đồ FVL bình thường. ký hiệu trục x và y. thể tích tồn dư và tổng dung tích phổi nằm ở đâu? Đánh dấu đoạn thở ra và hít vào trên biểu đồ

2. Cần điều kiện bệnh nhân như nào để có kết quả FVL chính xác? Những bệnh nhân như nào có thể khó khăn với FVL? 

3. Lưu lượng đỉnh (PEFR) ở vị trí nào của FVL? Giá trị bình thường của PEFR ở nam và nữ trưởng thành? Bên cạnh vấn đề hô hấp, vấn đề lớn nào ảnh hưởng tới PEFR?

4. FVL bắt đầu từ đâu? Đi theo hướng nào?

5. Vẽ biểu đồ FVL ở bệnh nhân COPD nhẹ. Mô tả đặc điểm chính. Giải thích biến đổi FVL ở bệnh nhân COPD nặng

6. Vẽ FVL bệnh nhân liệt dây thanh âm

7. Giải thích FVL ở bệnh nhân có tắc nghẽn do bướu cổ

8. FVL như nào ở bệnh phổi hạn chế

Trả lời

1. Fig. 70.1a. trục y biểu thị tốc độ dòng khí. Cùng trục này là thì thở ra ở khu vực phía trên trục x, và hít vào ở bên dưới trục x. dung tích phổi được vẽ phía trên trục x và giá trị giảm từ trái qua phải. nói cách khác, trục x bắt đầu với tổng dung tích phổi ở đầu bên trái, và dung tích sẽ giảm tới khi còn dung tích cặn ở đầu xa phía bên phải

2. FVL cần bệnh nhân phải thở tối đa. Điều này khó ở trẻ nhỏ và bệnh nhân suy hô hấp cấp

3. Lưu lượng đỉnh (PEFR) là điểm cao nhất của FVL. Trung bình PEFR khoảng 440740 L/min ở nam và 340530 L/min ở nữ. tuổi và chiều cao ảnh hưởng lớn tới PEFR [1].

Fig. 70.1a FVL bình thường

4. FVL bắt đầu từ bên trái trục x và theo hướng kim đồng hồ

5. Trường hợp COPD nhẹ, PEFR thường giảm nhẹ để dòng thở ra ban đầu không bị ảnh hưởng (Fig. 70.2). thay vì giảm tuyến tính với dòng thở ra, có đoạn nhô ra sớm sau PEFR. Điều này thể hiện giảm tốc độ dòng thứ phát để tống lượng khí tồn ở đầu xa đường dẫn khí

Trường hợp COPD nặng, PEFR bị ảnh hưởng mạnh hơn. Dòng thở ra không đạt tới mức người bình thường

6. FVL do liệt dây thanh âm giảm dòng hít vào nhưng không ảnh hưởng dòng thở ra (Fig. 70.3).

7. Lưu lượng đỉnh của FVL sẽ giảm trong thì hít vào và thở ra. Dòng thở ra và hít vào thường sẽ phản chiếu lẫn nhau. Vì bệnh nhân đang cố thở tối đa, dung tích cặn và tổng dung tích phổi còn lại là như nhau (Fig. 70.4) [2].

8. Dù có nhiều biến thể của FVLs với bệnh phổi hạn chế, điển hình là TLA và RV đều giảm. tuy nhiên lưu lượng đỉnh vẫn gần như bình thường dù thời gian ngắn hơn (Fig. 70.5).

Fig. 70.2 Significant obstructive lung disease
Fig. 70.3 Variable
Fig. 70.4 tắc cố định (bướu giáp)
Fig. 70.5 bệnh phổi hạn chế

References

1. Leiner GC, Abramowitz S, Small MJ, et al. Expiratory peak flow rate. Standard values for nor- mal subjects. Use as a clinical test of ventilatory function. Am Rev Respir Dis. 1963;88:644.

2. Miller RD, Hyatt RE. Evaluation of obstructing lesions of the trachea and larynx by flow- volume loops. Am Rev Respir Dis. 1973;108(3):47581.

54 lượt xem | 0 bình luận
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar

Cloud
# a12# ACC2024# acs# adrelanine# Alteplase# Bác sĩ A.I# Bác sĩ tim mạch phía bắc# Bệnh mạch vành# bifurcation# bộ y tế# Bs Phạm Ngọc Minh# BV Thống nhất# c24# Can thiệp động mạch vanh# Cấp cứu# cấp cứu ở gia đình# case cấp cứu# câu hỏi tim mạch# ccs# CCU# Chỉnh liều thuốc# Chỉnh liều thuốc kháng sinh# chọc mạch# Chóng mặt# chữ viết tắt# chụp mạch vành# có thai# cơ tim# Core Radiology# cpr# crp# đặc xương lan tỏa# đau lưng# đau ngực# dị vật đường thở# dịch# dịch màng ngoài tim# dicom# điện giải# điện giật# Điện tim# dopamin# Đột quỵ# đuối nước# ecg# ecg ami# gẫy chân# gãy tay# giải phẫu# Gs Nguyễn Đức Công# Hạ đường huyết# heparin# hình ảnh y khoa# ho# hội chứng vành cấp# hội chứng vành mạn# hồi sinh tim phổi# hút huyết khối# iabp# ivus# j-cto# khám sức khoẻ# kháng sinh# khóa 10# khúc mắc về tim mạch# kissing balloon# lâm sàng tim mạch# liệt# Loãng xương# lọc máu# lỗi cấp cứu# mặt cắt siêu âm tim# mẹo can thiệp mạch vành# minoca# ngộ độc# ngưng thở khi ngủ# ngưng tim# người cao tuổi# nhi khoa# nhồi máu# nhồi máu cơ tim# nmct# nstemi# oct# orsiro# pci# PGS TS Trần Kim Trang# phác đồ# phân tích biểu đồ# phụ nữ mang thai# Pocket Atlas of Echocardiography# protamine# protocol# Provisional stenting# quy trình# Reteplase# Sách Lâm sàng tim mạch# sách tim mạch can thiệp# Sách Tim mạch can thiệp nâng cao trong thực hành lâm sàng# score2# seldinger# Siêu âm mạch máu# Siêu âm tim# sơ cấp cứu ban đầu# sốc# stemi# suy gan# suy thận# suy tim# t stent# tái cực sớm# Tăng áp lực thẩm thấu# tăng huyết áp# tavi# Tenecteplase# Thở máy# thông tư liên tịch# THS. BS HỒ HOÀNG KIM# Ths.BS Phạm Hoàng Thiên# thủ thuật# thủ thuật tin học# thuốc cấp cứu# Thuốc tim mạch# tiêu sợi huyết# Tim mạch# tim mạch can thiệp# tĩnh mạch dưới đòn# tmct2# Ts Hoàng Anh Tuấn# vết thương# viêm màng ngoài tim