Khi nào creatine kinase và ckmb được coi là có ý nghĩa trong nhồi máu cơ tim cấp tính?
  1. Home
  2. Cấp cứu
  3. Khi nào creatine kinase và ckmb được coi là có ý nghĩa trong nhồi máu cơ tim cấp tính?
Lê Đức Thọ Lê Đức Thọ 3 năm trước

Khi nào creatine kinase và ckmb được coi là có ý nghĩa trong nhồi máu cơ tim cấp tính?

Tôi đã đọc hai bài báo thú vị đề cập đến các dấu hiệu sinh học trong AMI.

Câu hỏi 1: Khi nào Creatine Kinase và CKMB được coi là có ý nghĩa trong Nhồi máu cơ tim cấp tính?

Creatinine Kinase (CK) và Creatine Kinas-MB (CK-MB) được coi là đáng kể khi [có kèm các tiêu chuẩn khác như đau ngực điển hình…]

1. CK tăng  ≥ 2 lần chỉ số bình thường và / hoặc

2. CK-MB tăng ≥ 7% nếu  mức độ CK không tương xứng hoặc

3. Nếu tăng CK <2 lần chỉ số bình thường những có những thay đổi ECG liên tiếp gợi ý AMI

Reference:
Menown IB, Mackenzie G, Adgey AA. Optimizing the initial 12-lead electrocardiographic diagnosis of acute myocardial infarction. Eur Heart J 2000; 21 (4):275-83.

Câu hỏi 2: Tại sao CK và CK-MB ít nhạy hơn so với Troponins trong việc hỗ trợ chẩn đoán AMI?

Troponin tim đặc hiệu hơn, tăng khi có hoại tử nhỏ cơ tim (tổn thương cơ tim ít) mà CK hoặc CK – MB không phát hiện được

Reference:
Menown IB, Mackenzie G, Adgey AA. Optimizing the initial 12-lead electrocardiographic diagnosis of acute myocardial infarction. Eur Heart J 2000; 21 (4):275-83.

Câu hỏi 3: Tại sao CK-MB hoặc myoglobin tăng sớm hơn so với troponins trong nhồi máu cơ tim?

Myoglobin và CK-MB là các protein có trong cytosol (các protein cytosolic) so với troponin là các protein cấu trúc.

Các protein cytosolic được giải phóng nhanh hơn sau khi xuất hiện các triệu chứng so với các protein cấu trúc.

Trong nghiên cứu GUSTO IIA, Troponin đã chỉ ra rằng chỉ có 36% bệnh nhân có tăng troponin ở thời điểm ban đầu và 2/3 số bệnh nhân không tăng cho đến 16h sau khởi phát

Để phân tầng nguy cơ trong cấp cứu nên chú ý dấu hiệu sớm tổn thương cơ tim ví dụ dùng CK MB và myoglobin ưu tiên tránh chẩn đoán chậm trễ. Còn troponin làm hàng loạt sau đó để tiên lượng

Reference:

Roberts R, Fromm RE. Management of acute coronary syndromes based on risk stratification by biochemical markers: an idea whose time has come. Circulation 1998; 98 (18):1831-3.

Further readings:

1. Menown IB, Mackenzie G, Adgey AA. Optimizing the initial 12-lead electrocardiographic diagnosis of acute myocardial infarction. Eur Heart J 2000; 21 (4):275-83.

Download article: http://eurheartj.oxfordjournals.org/cgi/reprint/21/4/275

2. Roberts R, Fromm RE. Management of acute coronary syndromes based on risk stratification by biochemical markers: an idea whose time has come. Circulation 1998; 98 (18):1831-3.

Download article: http://circ.ahajournals.org/cgi/content/full/98/18/1831

44 lượt xem | 0 bình luận
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar

Cloud
# a12# ACC2024# acs# adrelanine# Alteplase# Bác sĩ A.I# Bác sĩ tim mạch phía bắc# Bệnh mạch vành# bifurcation# bộ y tế# Bs Phạm Ngọc Minh# BV Thống nhất# c24# Can thiệp động mạch vanh# Cấp cứu# cấp cứu ở gia đình# case cấp cứu# câu hỏi tim mạch# ccs# CCU# Chỉnh liều thuốc# Chỉnh liều thuốc kháng sinh# chọc mạch# Chóng mặt# chữ viết tắt# chụp mạch vành# có thai# cơ tim# Core Radiology# cpr# crp# đặc xương lan tỏa# đau lưng# đau ngực# dị vật đường thở# dịch# dịch màng ngoài tim# dicom# điện giải# điện giật# Điện tim# dopamin# Đột quỵ# đuối nước# ecg# ecg ami# gẫy chân# gãy tay# giải phẫu# Gs Nguyễn Đức Công# Hạ đường huyết# heparin# hình ảnh y khoa# ho# hội chứng vành cấp# hội chứng vành mạn# hồi sinh tim phổi# hút huyết khối# iabp# ivus# j-cto# khám sức khoẻ# kháng sinh# khóa 10# khúc mắc về tim mạch# kissing balloon# lâm sàng tim mạch# liệt# Loãng xương# lọc máu# lỗi cấp cứu# mặt cắt siêu âm tim# mẹo can thiệp mạch vành# minoca# ngộ độc# ngưng thở khi ngủ# ngưng tim# người cao tuổi# nhi khoa# nhồi máu# nhồi máu cơ tim# nmct# nstemi# oct# orsiro# pci# PGS TS Trần Kim Trang# phác đồ# phân tích biểu đồ# phụ nữ mang thai# Pocket Atlas of Echocardiography# protamine# protocol# Provisional stenting# quy trình# Reteplase# Sách Lâm sàng tim mạch# sách tim mạch can thiệp# Sách Tim mạch can thiệp nâng cao trong thực hành lâm sàng# score2# seldinger# Siêu âm mạch máu# Siêu âm tim# sơ cấp cứu ban đầu# sốc# stemi# suy gan# suy thận# suy tim# t stent# tái cực sớm# Tăng áp lực thẩm thấu# tăng huyết áp# tavi# Tenecteplase# Thở máy# thông tư liên tịch# THS. BS HỒ HOÀNG KIM# Ths.BS Phạm Hoàng Thiên# thủ thuật# thủ thuật tin học# thuốc cấp cứu# Thuốc tim mạch# tiêu sợi huyết# Tim mạch# tim mạch can thiệp# tĩnh mạch dưới đòn# tmct2# Ts Hoàng Anh Tuấn# vết thương# viêm màng ngoài tim